fbpx
1top header
1top header

Cần nhổ bỏ răng trong các trường hợp nào?

Khi nào nên thực hiện nhổ răng và những điều cần được lưu ý sau khi nhổ răng là gì? Đây đều là những điều mà phần lớn chúng ta đều rất quan tâm, thắc mắc. Cùng Nha khoa Home giải đáp trong bài viết sau đây nhé!


Cần nhổ bỏ răng trong các trường hợp nào?

Răng bị sâu hoàn toàn

Răng bị sâu hoàn toàn là một trong số những trường hợp mà bác sĩ buộc phải nhổ bỏ răng của khách hàng. Bởi vì vi khuẩn sâu răng trong quá trình này sẽ tấn công răng miệng một cách mạnh mẽ và khiến các mô cứng của răng bị phá hủy. Trong đó bao gồm cả tủy và men răng. Thậm chí có những khách hàng mắc phải tình trạng sâu răng nghiêm trọng, khiến tủy răng và các vùng ở vị trí xung quanh chóp răng bị ảnh hưởng đến. Sâu răng bởi vậy mà gây ra khá nhiều phiền toái và tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe răng miệng của người bệnh.   

Piezotome và 7 phút nhổ răng thừa gọn gàng cho bé 13 tuổi | TCI Hospital

Tuy nhiên, không phải ai bị sâu răng cũng phải thực hiện nhổ bỏ chúng tại các nha khoa. Nếu như sau khi thăm khám, bác sĩ nhận thấy tình trạng răng sâu của bệnh nhân đang ở mức độ nhẹ, ít mẻ vỡ… thì việc điều trị không nhổ răng bằng các giải pháp nha khoa khác sẽ được các bác sĩ ưu tiên lựa chọn. Có thể kể đến một vài phương pháp hiệu quả như bọc răng sứ hay trám răng cho răng sâu.              

Trước khi tiến hành thực hiện những cách trên, bác sĩ thông thường sẽ vệ sinh sạch sẽ răng miệng cho khách hàng. Mục đích là để các mô bệnh gây ra tình trạng sâu răng được hoàn toàn loại bỏ, từ đó tránh cho các vi khuẩn gây sâu răng cứng đầu có thể phát triển trở lại.   

Tuy nhiên, nếu như khách hàng đang gặp tình trạng răng sâu quá nghiêm trọng như chỉ còn chân răng, bị sâu răng hoàn toàn hoặc gần như toàn bộ cấu trúc của răng bị vỡ mẻ, viêm cuống chân răng, răng chết tủy,… thì để bảo vệ tối đa cho sức khỏe răng miệng của khách hàng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ chúng. Điều này giúp các răng kế cận tránh bị ảnh hưởng đến, tránh được nguy cơ viêm nhiễm cũng như những ảnh hưởng rất lớn cho sức khỏe răng miệng về sau của khách hàng.  

Răng bị gãy sát nướu

Răng bị gãy sát nướu cũng là một trong những trường hợp cần thiết phải thực hiện nhổ răng sâu. Nếu như tình trạng răng của khách hàng trên thực tế bị mẻ vỡ ở mức độ nhẹ, diện tích mẻ vỡ không nhiều, tỷ lệ nhỏ và chân răng còn khỏe mạnh… thì khi đó việc nhổ bỏ răng không nhất thiết phải thực hiện mà thay vào đó có thể sử dụng cách trám răng hoặc bọc răng sứ để phục hình răng. Cả 2 phương pháp này đều có những ưu nhược điểm nổi bật riêng.

Sưng nướu răng có mủ - Nha Khoa Tâm Sài Gòn

Sau khi nhổ nên vệ sinh răng miệng như thế nào cho đúng cách?

Cầm máu đúng cách

Sau khi nhổ răng, để cầm máu bạn cần chú ý một vài điều sau đây. Thứ nhất, cắn chặt ít nhất 30 phút miếng bông gòn, để cục máu đông được hình thành, có tác dụng ngăn chặn, không cho máu tiếp tục chảy. Thứ hai, sau khi nhổ trong 6 tiếng đầu tiên không được súc miệng. Thứ ba, không để vết nhổ bị đụng vào bằng bất cứ vật gì hoặc lưỡi. Nếu máu vẫn còn chảy sau vài tiếng đồng hồ thì hãy nhanh chóng liên hệ cho bác sĩ để kịp thời kiểm tra, xử lý.   

Chườm lạnh

Để sau khi nhổ răng hạn chế được tình trạng sưng, chúng ta có thể bọc đá vào túi vải, sau đó chườm lên bên má vùng răng bị sưng.

Thực hiện chế độ nghỉ ngơi điều độ

Đối với những người thực hiện nhổ răng khôn – là trường hợp khó khi nhổ răng, nên có người nhà đi cùng vì sau khi nhổ có thể bị choáng. Sau đó cần nghỉ ngơi hoàn toàn trong vòng 24 tiếng, có thể chơi hoạt động thể thao sau 48 tiếng.

Ăn uống lành mạnh

Ngày nhổ răng đầu tiên, bệnh nhân nên uống sữa và ăn cháo loãng để tránh cho răng lúc này phải làm việc. Có thể ăn uống bình thường sau khi nhổ răng một tuần, nhưng lưu ý là thức ăn cần được cắt nhỏ, nấu mề, tránh nhai ở vùng răng mới nhổ xong.

Đặc biệt, bệnh nhân cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sau khi nhổ răng khôn. Bên cạnh đó, có thể uống thêm sinh tố dâu, sữa đậu đậu nành vì đây là loại thực phẩm rất tốt trong việc hỗ trợ cầm máu. Hạn chế những thực phẩm này dễ dính răng như bánh quy, kẹo ngọt vì chúng dễ rớt vào vết thương.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với Nha Khoa Home để được tư vấn miễn phí các vấn đề về răng nhé!

Đánh giá post
bang gia 1

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN CHUYÊN GIA

Vui lòng điền thông tin để nhận tư vấn về răng từ các chuyên gia nha khoa Home.

Bài viết liên quan

nieng rang
Tin tức

10 điều mọi người cần biết về chỉnh nha

Chỉnh nha là một dịch vụ nha khoa đã phổ biến hiện nay, nhưng đa số mọi người còn chưa có điều kiện nhận thức đầy đủ về công việc cũng của các bác sĩ và kiến thức dành cho người bệnh về Chỉnh nha nha khoa. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin hữu ích dưới đây.

viem nha chu 3865
Tin tức

Viêm nha chu

1. Viêm nha chu là gì?Nha chu là một tổ chức xung quanh răng, bao gồm: xương ổ răng, dây chằng và nướu răng có tác dụng chống đỡ, giữ răng được vững chắc và cố định trong xương hàm. Phần mô nướu sẽ ôm sát lấy răng để che chở các mô dễ nhạy cảm bên dưới, giúp ngăn ngừa không cho vi khuẩn xâm nhập vào và làm hại răng.Tìn

mat rang bi tieu xuong
Tin tức

Nhổ răng bao lâu thì tiêu xương

Nhiều người buộc phải nhổ bỏ răng thật vì nhiều lý do khác nhau. Và nhổ răng bao lâu thì tiêu xương luôn là câu hỏi quan trọng được nhiều người quan tâm hiện nay.1/ Nhổ răng bao lâu thì tiêu xương?Xương hàm có nhiệm vụ kết nối các chân răng, nâng đỡ răng cứng và chắc khỏe, đảm bảo hoạt động ăn nhai hàng ngày. Xương hàm

benh nha chu
Tin tức

Bệnh nha chu và những lưu ý khi gặp phải

Nha chu chắc hẳn không phải là tình trạng bệnh lý hiếm gặp trong cuộc sống  hằng ngày nữa. Tác hại lớn nhất có thể nhận thấy ngay đó là nó ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ của mỗi người. Không chỉ dừng lại ở đó, nha chu cũng tiềm tàng rất nhiều nguy hiểm.Bệnh nha chu là gì và nguyên nhân do đâu?Bệnh nha chu là gì và nguyê

Có nên nhổ răng khôn?
Tin tức

LOẠI BỎ RĂNG SỐ 8 CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀM KHÔNG?

Nhổ răng khôn (răng số 8) là giải pháp được nha sĩ đưa ra khi phát hiện răng khôn mọc sai vị trí. Tuy nhiên, răng số 8 được nối với một dây thần kinh và là chiếc răng mọc cuối cùng trong xương hàm. Vì vậy, việc nhổ bỏ chúng nhiều người sợ ảnh hưởng đến răng, hàm, sức khỏe nên còn e ngại không dám thực hiện. Nếu bạn cũn

cach chua viem nha chu cho ba bau 20293d0a4a1548b585bb7d91f8bbbac6 grande
Tin tức

Bà bầu bị viêm nha chu do tác nhân nào?

Viêm nha chu nói riêng và các bệnh lý về răng miệng nói chung từ lâu vẫn luôn là nỗi sợ hãi, ám ảnh của tất cả phụ nữ mang thai. Vì các bệnh lý này ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi cũng như chức năng ăn nhai của thai phụ, gây ra các cơn đau nhức… Vậy, bà bầu bị viêm nha chu có thể nhận biết qua những dấu

Polling Form (#7) (#8)