Hôi miệng, còn được gọi là chứng hôi miệng, là một tình trạng rất phổ biến và có thể điều trị được ở nhiều người lớn. Hãy cùng Nha khoa Home tìm hiểu về 5 nguyên nhân gây hôi miệng chủ yếu và một số gợi ý điều trị.
Hôi miệng có thể bắt nguồn từ cả vấn đề bên trong và bên ngoài miệng. Hôi miệng thông thường do vi khuẩn có trên răng và các mảnh vụn thức ăn trên lưỡi gây ra.
Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi hầu hết các trường hợp hôi miệng có liên quan đến vệ sinh răng miệng kém, các bệnh về nướu như viêm nướu, viêm nha chu và khô miệng, tình trạng mà các tuyến nước bọt không thể tạo đủ nước bọt để giữ cho miệng của bạn ẩm ướt. Việc thăm khám với nha sĩ có thể giúp loại trừ bệnh nha chu và xác định bất kỳ vấn đề miệng nào có thể góp phần gây hôi miệng.
Nội dung chính
ToggleHôi miệng do vấn đề sức khỏe răng miệng
Hầu hết hôi miệng là do vệ sinh răng miệng kém. Nếu bạn không làm sạch răng và toàn bộ miệng thường xuyên, các mảnh thức ăn có thể vẫn còn trong miệng và sự tích tụ dính của vi khuẩn (còn được gọi là mảng bám) có thể hình thành trên răng. Bề mặt không bằng phẳng của lưỡi cũng như amidan có thể mắc kẹt các mảnh thức ăn và vi khuẩn trong miệng, tạo ra mùi hôi miệng.
Vệ sinh răng miệng kém cũng gây ra các tình trạng sức khỏe răng miệng khác như sâu răng và bệnh nướu răng cũng liên quan đến hôi miệng. Hãy gữ thói quen chăm sóc răng miệng nhất quán và kỹ lưỡng là cách bảo vệ tốt nhất chống lại việc hơi thở có mùi.
Hôi miệng do ăn thức ăn & đồ uống nặng mùi, có vị mạnh
Sau khi ăn một số loại thực phẩm — như hành, tỏi, một số loại rau và gia vị — các phần tử thực phẩm gây mùi sẽ đi vào máu và được đưa đến phổi, nơi chúng ảnh hưởng đến mùi hơi thở của bạn mỗi khi bạn thở ra.
Hôi miệng do lạm dụng cà phê
Nếu bạn là “tín đồ” của một tách cà phê đậm vào buổi sáng để bắt đầu ngày mới, bạn có thể nhận thấy rằng nó có thể khiến bạn cảm thấy như bị hôi miệng. Cà phê có thể là nguyên nhân gây hôi miệng do hương vị đậm đặc cũng như ảnh hưởng của nó đối với việc sản xuất nước bọt. Sau khi uống cà phê, chất caffein dẫn đến giảm sản xuất nước bọt. Tiết ít nước bọt đồng nghĩa với việc gia tăng vi khuẩn gây mùi.
Hôi miệng do lạm dụng rượu và các loại đồ uống có cồn
Rượu là một thủ phạm khác của hơi thở có mùi, bạn càng uống nhiều rượu – càng có nhiều khả năng gặp phải tình trạng này. Uống rượu bia, đặc biệt là uống quá mức sẽ làm giảm tiết nước bọt, là môi trường tốt nhất cho vi khuẩn gây mùi sinh sôi.
Hôi miệng do lạm dụng thuốc lá
Các sản phẩm thuốc lá — dù là thuốc lá điếu, thuốc nhai hay tẩu — đều gây hôi miệng và dẫn đến các vấn đề sức khoẻ răng miệng nghiêm trọng hơn nhiều. Ngoài việc khiến miệng bạn có mùi như gạt tàn, chúng còn làm hỏng mô nướu và gây ra các bệnh về nướu.
Chứng khô miệng
Việc tiết ra nước bọt giúp giữ cho miệng của bạn sạch sẽ bằng cách loại bỏ các mảnh thức ăn dẫn đến hôi miệng. Khi quá trình sản xuất nước bọt bị ngưng trệ hoặc ngừng lại tạo ra việc hơi thở có mùi khó chịu. Điều này xảy ra một cách tự nhiên trong khi bạn ngủ, đó là lý do tại sao hầu hết mọi người đều thấy hơi thở của mình có mùi hôi khi thức dậy. Nhưng nếu vấn đề vẫn tồn tại suốt cả ngày, việc điều trị dứt điểm là nên xem xét.
Bệnh nha chu
Bệnh nha chu, hoặc bệnh nướu răng, xảy ra khi bạn không loại bỏ mảng bám kịp thời khỏi răng và để cho các mảng bám này tích tụ quá nhiều. Theo thời gian, mảng bám cứng lại thành cao răng. Bạn không thể loại bỏ cao răng bằng cách đánh răng và cố gắng làm như vậy sẽ gây kích ứng thêm cho nướu của bạn.
Cao răng có thể hình thành các túi hoặc các khe hở nhỏ ở vùng giữa răng và nướu. Thức ăn, vi khuẩn và mảng bám răng có thể tích tụ trong túi, gây ra mùi hôi.
Tình trạng biến chứng do các bệnh vùng xoang, miệng hoặc họng
Hơi thở có mùi hôi có thể phát triển nếu bạn mắc phải:
- Nhiễm trùng xoang
- Viêm phế quản mãn tính
- Nhiễm trùng ở hệ hô hấp trên hoặc dưới của bạn
Hôi miệng do các bệnh
Hơi thở có mùi bất thường có thể là triệu chứng của một số bệnh. Điêu nay bao gôm:
- bệnh lý về thận
- bệnh lý về gan
- Bệnh tiểu đường
- Chứng khó thở lúc ngủ
- Rối loạn trào ngược dạ dày thực quản (GERD), là một nguyên nhân tương đối phổ biến của chứng hôi miệng.
Ngăn ngừa và xử lý hôi miệng
Bạn nên đánh răng hai lần một ngày (lưu ý không chải răng quá mạnh hoặc quá kỹ).
Dùng chỉ nha khoa hàng ngày, đảm bảo kẽ răng của bạn. Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn hàng ngày để tiêu diệt vi khuẩn. Chải lưỡi bằng bàn chải đánh răng hoặc dụng cụ cạo lưỡi cũng có thể giúp loại bỏ vi khuẩn.
Uống đủ nước thường xuyên có thể giúp loại bỏ hoặc ngăn ngừa mùi hôi hơi thở. Uống nước để rửa sạch các mảnh vụn thức ăn và giữ cho miệng luôn ẩm. Nếu bạn hút thuốc, bỏ thuốc lá cũng có thể giúp giữ cho miệng của bạn ẩm và không có mùi hôi.
Có một số thói quen có thể giúp ngăn hơi thở có mùi:
- Làm sạch răng giả, miếng bảo vệ miệng và miếng dán của bạn hàng ngày.
- Thay bàn chải đánh răng cũ bằng bàn chải mới 3 tháng một lần.
- Lên lịch khám và vệ sinh răng miệng 6 tháng một lần.
————————————————————————————–
- NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ CHỨNG HÔI MIỆNG BUỔI SÁNG
- TẨY TRẮNG RĂNG VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT
- LƯU Ý VỀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG KHI NIỀNG RĂNG
- CÔNG NGHỆ NHỔ RĂNG KHÔN KHÔNG ĐAU
- LÀM RĂNG IMPLANT UY TÍN TẠI HÀ NỘI
- GIÁ DÁN SỨ VENEER
- GIÁ LÀM RĂNG SỨ
————————————————————————————–
Home Dental – Nha khoa chuẩn Đức duy nhất được Đại sứ quán Đức công nhận tại Hà Nội
Địa chỉ: 30 Triệu Việt Vương, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Website: http://nhakhoahome.com/
Hotline: 0243.8289999 / 0914.665.656
Thời gian làm việc: 8h30 – 20h30 tất cả các ngày.
#nha_khoa_home #30_triệu_việt_vương #home_dental #cấy_ghép_implant #implant #trồng_răng_implant