fbpx
1top header
1top header

Nguyên nhân và cách khắc phục răng nhạy cảm

Răng nhạy cảm là tình trạng phổ biến ở những người trong độ tuổi từ 20 đến 50, khiến cho họ gặp khó khăn khi ăn uống hoặc khi thời tiết thay đổi. Cảm giác đau đớn và ê buốt do tình trạng răng nhạy cảm gây ra, đã góp phần làm cho người bệnh trở nên mệt mỏi, không hứng thú ăn uống và thậm chí bỏ bữa. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Răng nhạy cảm là gì?

Răng nhạy cảm là hiện tượng răng trở nên quá nhạy cảm, thường được gọi là hiện tượng răng quá cảm ngà. Tình trạng này khiến cho răng bị ê buốt khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh, thức ăn có độ chua hoặc ngọt và thậm chí là khi tiếp xúc với không khí. Thường thấy tình trạng này ở người trẻ và người trung niên.

Răng bao gồm ba phần chính: tủy răng, ngà răng và men răng. Lớp men răng bảo vệ phần trong nhất của răng, bao gồm tủy răng và ngà răng. Tuy nhiên, có những lý do dẫn đến sự hủy hoại và yếu đi của lớp men răng. Khi điều này xảy ra, thức ăn trong quá trình nhai sẽ tiếp xúc trực tiếp với các ống dẫn thần kinh trong tủy răng và ngà răng. Điều này, gây ra sự kích thích đối với các dây thần kinh, tạo ra cảm giác không thoải mái, đau đớn và ê buốt răng.

Răng nhạy cảm là gì?

Nguyên nhân gây ra tình trạng răng nhạy cảm

Ẩm thực chứa acid 

Việc tiêu thụ thường xuyên các thực phẩm có hàm lượng acid cao như dưa chua, cóc, xoài, cam, quýt… sẽ dần mài mòn lớp men bảo vệ răng theo thời gian. Để giảm thiểu tác động tiêu cực của acid lên răng, tốt nhất là bạn nên hạn chế việc tiêu thụ những thực phẩm này. Nếu có thể, sau khi ăn, bạn có thể ăn thêm một miếng phô mai hoặc dùng sữa chua để giảm bớt tác động có hại của acid lên men răng.

Phương pháp chăm sóc răng không chính xác 

Chải răng mạnh quá hoặc sử dụng bàn chải răng có lông quá cứng sẽ dẫn đến tổn thương răng và nướu. Dần dần, lớp men bảo vệ răng bị mòn, làm lộ ra phần ngà răng. Điều này, khiến răng dễ bị ê buốt khi tiếp xúc với thức ăn hoặc thay đổi thời tiết lạnh.

Tình trạng tụt nướu 

Mô nướu bảo vệ gốc răng khỏi các tác nhân bên ngoài. Nhưng khi bị viêm lợi, nướu có thể rút lại, làm lộ ra phần ngà răng. Việc này gây ra sự tổn thương cho răng và khiến chúng trở nên nhạy cảm hơn.

Răng nứt, vỡ 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng bị nứt hoặc vỡ, trong đó nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm việc ăn nhai thức ăn quá cứng, tai nạn va đập, và nhiều nguyên nhân khác. Trong quá trình ăn nhai, thức ăn có thể tiếp xúc trực tiếp với các điểm nhạy cảm trên răng bị nứt hoặc vỡ, gây ra cảm giác đau buốt.

Sâu răng 

Ban đầu, sâu răng sẽ tác động vào bề mặt của răng. Nếu không được xử lý kịp thời, sâu răng có thể tiến xa vào phần tủy của răng. Điều này, làm cho các điểm nhạy cảm trên tủy răng, chứa dây thần kinh, bị tiếp xúc với môi trường bên ngoài, gây ra cảm giác ê buốt và đau đớn.

Nghiến răng

Men răng là một phần cứng của cơ thể. Tuy nhiên, theo thời gian, men răng có thể trầy mòn dần. Điều này, thường bắt nguồn từ các thói quen không đáng kể như nghiến răng. Khi lớp bảo vệ bên ngoài mất đi, răng trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài.

Dấu hiệu nhận biết về răng nhạy cảm 

Tình trạng răng nhạy cảm là một trong những vấn đề về răng thường gặp nhất hiện nay. Triệu chứng răng nhạy cảm có thể gia tăng theo thời gian và bạn có thể nhận biết điều này qua một số dấu hiệu sau đây:

  • Cảm giác bị ê buốt khi tiếp xúc với các loại thức ăn nóng hoặc lạnh.
  • Cảm giác ê buốt khi răng gặp áp lực hoặc tác động mạnh.
  • Cảm giác ê buốt khi không khí lạnh tiếp xúc với răng.

Dấu hiệu nhận biết răng nhạy cảm

Cách để khắc phục tình trạng răng nhạy cảm

Sử dụng kem đánh răng giảm cảm giác ê buốt

Thành phần Kali Nitrat được tìm thấy trong các loại kem đánh răng giúp giảm cảm giác ê buốt. Chất này có khả năng ngăn chặn dòng tín hiệu từ dây thần kinh chân răng tới hệ thần kinh trung ương. Điều này, bảo vệ dây thần kinh khỏi cảm giác đau đớn và khó chịu khi tiếp xúc với thức ăn nóng/lạnh hoặc áp lực. Nhờ vậy, cảm giác ê buốt và không thoải mái sẽ dần giảm đi.

Dung dịch giảm cảm giác ê buốt – Hydrogen peroxide 

Hydrogen peroxide, còn được gọi là oxy già, là một chất có khả năng kháng khuẩn và sát trùng vết thương hiệu quả. Bạn có thể dùng oxy già để xử lý tình trạng răng nhạy cảm như sau: Pha 2 nắp oxy già 3% với 1 ly nước ấm. Sau đó, tieensh hành sử dụng dung dịch này để thực hiện súc miệng trong vòng 30 giây. Súc miệng một lần nữa bằng nước sạch để loại bỏ hoàn toàn oxy già còn lại trong miệng. Nên thực hiện quy trình này mỗi buổi sáng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Súc miệng bằng nước muối

Sử dụng nước muối pha loãng để súc miệng là một trong những cách được nhiều người áp dụng để giảm cảm giác ê buốt răng, cùng với khả năng kháng khuẩn và kháng viêm. Thực hiện quy trình này mỗi buổi sáng không chỉ giúp khắc phục tình trạng răng nhạy cảm mà còn đem lại hiệu quả kháng khuẩn và kháng viêm.

Súc miệng bằng nước muối

Điều trị răng nhạy cảm ở tại nha khoa

Nếu sau khi thử những biện pháp trên mà tình trạng răng nhạy cảm vẫn không giảm đi, bạn cần đến các trung tâm nha khoa uy tín như Nha Khoa Home để được kiểm tra và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.

Có một số phương pháp điều trị răng nhạy cảm được áp dụng tại nha khoa, bao gồm:

  • Trám răng: Các chuyên gia sẽ sử dụng vật liệu nhân tạo để trám lên các vùng mô răng bị nứt hoặc vỡ do chấn thương hoặc tai nạn. Quá trình này giúp bảo vệ ngà răng và tủy răng.
  • Ghép nướu: Đối với trường hợp răng nhạy cảm do mất nướu, các chuyên gia có thể thực hiện phương pháp ghép nướu. Quá trình này bao gồm bọc phần chân răng bằng mô nướu, giúp bảo vệ răng khỏi kích thích từ nhiệt độ và áp lực bên ngoài.
Đánh giá post
bang gia 1

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN CHUYÊN GIA

Vui lòng điền thông tin để nhận tư vấn về răng từ các chuyên gia nha khoa Home.

Trở lại
Đặt lịch khám (Book Appointment)
Chat Zalo
Polling Form (#7) (#8)