fbpx
1top header
1top header

Nhổ răng khôn sau bao lâu thì cắt chỉ?

Răng khôn luôn là nỗi lo của mọi người bởi những phiền toái nó mang lại. Có lẽ phần lớn chúng ta vẫn nghĩ rằng nhổ răng khôn là đã loại bỏ được hoàn toàn chiếc “răng dại” này. Những thực tế không phải như thế. Sau khi nhổ răng khôn một thời gian, bạn cần đến nha khoa để kiểm tra lại cũng như cắt chỉ nơi miệng vết thương.

Sau khi nhổ răng khôn có bắt buộc phải cắt chỉ không?

Tiến hành khâu miệng vết thương sau khi nhổ răng khôn là việc không phải trong trường hợp nào bạn cũng phải thực hiện. Khi miệng vết thương quá lớn các bác sĩ sẽ tiến hành khâu, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và nhanh lành thương. Chính vì vậy sau khi nhổ răng khôn nên thực hiện cắt chỉ sẽ tùy thuộc vào việc miệng vết thương có được tiến hành khâu hay không.

Sau khi nhổ răng khôn có bắt buộc phải cắt chỉ không?

Tuy nhiên bắt buộc bạn phải đến nha khoa cắt chỉ khi tiến hành khâu miệng vết thương bằng chỉ. Vì vết thương sẽ không tiếp tục lành lại được nữa nếu không thực hiện cắt chỉ. Chúng sẽ tạo thành lỗ hổng và bám chắc vào nướu.

Ngoài ra nướu bị viêm nhiễm khi không cắt chỉ, khi đó chúng sẽ rất dễ làm vi khuẩn tấn công do thức ăn bám lại, gây mưng mủ, sưng tấy ở nướu. Việc này sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh, xương hàm, răng số 7 cũng như khả năng ăn nhai của bạn hàng ngày.

Cắt chỉ sau nhổ răng khôn có gây đau không?

Bác sĩ thường chỉ định nhổ răng khôn khi chiếc răng đó mọc ngầm, mọc lệch hay bị sâu, … để chúng không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và các răng bên cạnh. Vết nhổ của bạn sau mỗi ca nhổ răng khôn sẽ phải khâu lại bởi bác sĩ. Như vậy điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu khả năng đau đớn khi ăn nhai đồng thời lành thương nhanh hơn, vết thương cũng sẽ không bị tình trạng viêm nhiễm xảy ra.

Sau khi nhổ răng khôn thực hiện cắt chỉ có đau không? Thông thường vết nhổ răng khôn sẽ được các bác sĩ sẽ tiến hành khâu bằng chỉ nha khoa thông thường hoặc chỉ tự tiêu. Bạn sẽ không cần cắt chỉ ở nha khoa bởi khi vết thương lành chỉ tự tiêu sẽ tự tiêu biến.

Sau khi nhổ răng khôn thực hiện cắt chỉ có đau không?

Với những trường hợp bạn sẽ phải quay trở lại nha khoa là vì bác sĩ sử dụng chỉ thường thì để cắt chỉ. Nhưng khi cắt chỉ, chỉ nha khoa sẽ không gây đau đớn nhiều do chúng thường nhỏ, mảnh. Trước khi tiến hành cắt chỉ bạn có thể nhờ bác sĩ bôi 1 chút thuốc tê nếu bạn sợ cảm giác đau thì.

Lưu ý để nhanh lành vết thương sau khi nhổ răng khôn 

– Để vết thương nhanh lành sau khi nhổ răng khôn, không gây viêm nhiễm và đau đớn cũng như những vấn đề cắt chỉ thì sau khi nhổ răng bạn nên áp dụng 1 số mẹo cầm máu như sau đây:

– Để tránh đau nhức, nhiễm trùng sau khi nhổ răng bạn nên uống thuốc đúng thời gian và đúng theo chỉ định của bác sĩ.

– Để giảm đau nhức ở vị trí chỗ nhổ răng hãy dùng đá lạnh hoặc khăn lạnh chườm vào mỗi lần 10 phút.

– Chế độ nghỉ ngơi hợp lý để tránh vết thương bị chảy máu; không nên hoạt động mạnh tránh gây ảnh hưởng đến vết thương và nên dành 1 ngày để nghỉ ngơi hoàn toàn.

– Chế độ ăn uống nhiều dinh dưỡng, mềm, dễ nhai và nuốt, các thực phẩm có chứa nhiều vitamin, canxi, sắt…

– Không nên ăn thức ăn nhiều mảnh vụn, nhiều đường quá nóng, cay vì có thể gây viêm nhiễm, sưng tấy chỗ vết nhổ do chúng dễ dàng mắc lại.

– Không nên sử dụng các chất kích thích vì chúng sẽ làm miệng vết thương lâu lành hơn, làm cho máu khó đông như rượu, thuốc lá, bia…

– Dùng bàn chải lông mềm để vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chỗ nhổ răng khôn không nên đánh mạnh tay.

– Tuyệt đối không nên súc miệng bằng nước muối loãng để vì nó sẽ làm cho miệng vết thương lâu lành hơn và bị loét.

Không nên súc miệng bằng nước muối loãng sau khi nhổ răng khôn

Đối với dùng chỉ thường nên đến nha khoa cắt chỉ sau khi nhổ răng theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Khi xuất hiện những biến chứng như vết thương không thể cầm máu, sưng đau kéo dài, vết nhổ răng có mùi hôi, có mủ, … thì nên được rửa lại vết nhổ và khám chữa, điều trị tại nha khoa.

Có sao không nếu quên cắt chỉ sau khi nhổ răng khôn?

Nếu bác sĩ không dặn quay lại để cắt chỉ hoặc bạn không đến nha khoa cắt chỉ sau quá trình nhổ răng hoặc thì sẽ xảy ra 2 trường hợp: Nếu chỉ nha khoa tự tiêu thì nó không gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sau một thời gian chúng sẽ tự tiêu hủy, bởi vậy bạn không cần quá lo lắng. Còn nếu bạn không quay lại cắt chỉ khi bác sĩ điều trị sử dụng chỉ thông thường để khâu miệng vết nhổ thì nó sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

+ Vết thương sẽ lành lại sau nhổ răng 1 – 2 tuần và sau 1 tháng lỗ hổng sẽ được lấp đầy. Vết nhổ răng sẽ không đầy lại nếu bạn không cắt chỉ vì các sợi chỉ sẽ làm cho nướu bị vướng vào. 

+ Khi nướu không đầy lại : lực nhai của răng sẽ bị giảm, gây ảnh hưởng tới các răng bên cạnh, thức ăn không được nghiền nát hoàn toàn . 

+ Theo thời gian chỉ nha khoa thông thường cũng sẽ được phân hủy dần, tuy nhiên trong trường hợp này nó sẽ gây đau nhức khó chịu, viêm nhiễm. 

Nên tái khám và cắt chỉ theo lịch hẹn của bác sĩ sau khi nhổ răng khôn

Bạn đừng quên lịch tái khám cũng như cần hỏi bác sĩ về loại chỉ mình sử dụng là gì do việc không thực hiện cắt chỉ thực sự rất nguy hiểm. Tại nha khoa Home, bệnh nhân sau khi thực hiện nhổ răng khôn luôn được bác sĩ chúng tôi luôn dặn dò và thông báo cho bệnh nhân ngày cắt chỉ. Không chỉ vậy, bên chăm sóc khách hàng sẽ gọi điện nhắc nhở bạn k hi tới gần ngày cắt chỉ. Bởi vậy, chúng tôi luôn đặt mục tiêu và mong muốn đảm bảo sức khỏe răng miệng và những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. 

Nếu còn bất kì thắc mắc nào, hãy liên hệ trực tiếp cho Nha khoa Home để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng bạn nhé. Với kinh nghiêm nhiều năm trong nghề và là nha khoa chuẩn Đức duy nhất tại Hà Nội, chúng tôi luôn luôn đặt sự an toàn và lợi ích của khách hàng lên đầu.  

Xem thêm dịch vụ khác của Nha Khoa Home :

Nhổ răng khôn tốt nhất hà nội

Cấy ghép implant người bị mất răng

Răng thẩm mỹ

Nha khoa thẩm mỹ cấy ghép implant

Trụ implant loạI nào tốt

Trồng răng implant tạI hà nộI

Đánh giá post
bang gia 1

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN CHUYÊN GIA

Vui lòng điền thông tin để nhận tư vấn về răng từ các chuyên gia nha khoa Home.

Trở lại
Đặt lịch khám (Book Appointment)
Chat Zalo
Polling Form (#7) (#8)