fbpx
1top header
1top header

Tác dụng của răng khôn với sức khỏe răng miệng

Răng khôn chắc hẳn không còn là khái niệm gì xa lạ đối với chúng ta. Nhắc tới răng khôn có lẽ rất nhiều người cảm thấy ám ảnh và sợ hãi bởi những phiền phức mà nó mang lại. Tuy nhiên, răng khôn trong một số trường hợp cũng có rất nhiều lợi ích. Đây có lẽ không phải là điều mà ai cũng biết. Vậy răng khôn có tác dụng, lợi ích gì, hãy cùng Home Dental tìm hiểu nhé!

Răng khôn là gì? 

Răng khôn còn gọi là răng số 8 do nó nằm kế bên răng số 7 ở cuối cung hàm, cách gọi khác nữa là răng hàm số 3. Một người bình thường sẽ có 2 răng khôn mọc ở hàm trên và 2 răng khôn mọc ở hàm dưới, tổng là 4 chiếc . Tuy vậy, cũng có một số trường hợp ngoại lệ như những người mọc không đủ 4 răng khôn hoặc thậm chí là không mọc răng khôn.

Tác dụng của răng khôn với sức khỏe răng miệng - Nha Khoa Home

Răng khôn

Tương tự như răng  số 6 và số 7, răng khôn cũng có cấu tạo, hình dáng như chúng với mặt nhai lớn, số lượng chân răng dao động từ 3 – 4 chân, có khả năng chịu lực tốt, nhiều rãnh kẽ. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa của từng người răng số 8 chỉ có thể mọc ở giai đoạn trưởng thành (từ 17 – 25 tuổi) hoặc có thể muộn hơn(ngoài 30 tuổi).

Tác dụng của răng khôn hiện nay vẫn luôn là vấn đề gây tranh cãi. Thực tế, dưới tác động của quá trình tiến hóa, răng khôn từ loài vượn cổ đã có sự thay đổi đáng kể về hình dáng, xương hàm và kích thước răng.  Điều này cũng giải thích lý do tại sao một số người lại không hề có răng khôn.

Về cơ bản, việc răng khôn có mọc hay là không đều không quá quan trọng bởi hàm răng vẫn có thể hoàn thành tốt chức năng ăn nhai và thẩm mỹ với 28 chiếc răng. Nếu răng khôn có đủ không gian để phát triển và mọc thẳng, các chuyên gia đều cho rằng chúng có thể hỗ trợ các răng hàm khác trong hoạt động ăn nhai.

Với những trường hợp nhổ bỏ răng khôn, thông thường các bác sỹ sẽ tư vấn rằng việc nhổ bỏ không hề gây ảnh hưởng đến chức năng ăn, nhai và giao tiếp cũng như răng khôn không hề có chức năng gì cả. Tuy nhiên thì răng khôn cũng là một loại răng khi xét về góc độ khác. Có lẽ phải có lý do nào đó nên mới có sự xuất hiện của răng khôn trên cung hàm. Cùng tìm hiểu chức năng của răng khôn trong phần tiếp theo nhé!

Răng khôn có tác dụng gì?

Trong trường hợp cấy chuyển răng tự thân hay niềng răng, răng khôn được sử dụng răng thật

Răng khôn sẽ có tác dụng rất hiệu quả khi người bệnh đang trong trường hợp có nhu cầu muốn cấy răng implant hay niềng răng . Răng khôn sẽ được sử dụng như một răng thay thế với những trường hợp răng số  6 không thể giữ lại do gặp một số vấn đề.  Răng khôn được kéo về vị trí của răng số 7, như vậy vị trí răng số 6 sẽ được răng số 7 thay thế; cung hàm được đảm bảo sự phát triển bình thường nhờ thủ thuật niềng răng.

Tác dụng của răng khôn với sức khỏe răng miệng - Nha Khoa Home

Trong một số trường hợp đặc biệt, răng khôn có tác dụng như răng thật

Chức năng của răng khôn được ứng dụng trong cấy chuyển răng tự thân:  trường hợp phải nhổ bỏ răng hàm do có một răng bị hỏng. Trong trường hợp này, việc đánh giá độ tương thích của chân răng hàm bị nhổ và chân răng sẽ được nha sỹ tiến hành. Vị trí của răng đã bị mất sẽ được xử lý bằng cách nhổ răng khôn và thế vào chỗ trống đó nếu tương thích. Tuy nhiên, phương pháp cấy ghép răng implant thường được áp dụng nhiều hơn là phương pháp này.

Trong trường hợp răng khôn mọc thẳng và đều thì chúng sẽ tham gia vào chức năng nhai

Nếu như răng khôn mọc đúng cách (mọc thẳng, không gây cắn vào má khi ăn nhai, không chèn ép xô đẩy răng khác,…) thì chúng giúp giúp nhai và nghiền nát thức ăn, đóng vai trò là răng cối thứ 3. Lúc này, các răng hàm có chức năng nhai nghiền thức ăn thậm chí còn trở nên khỏe hơn. khi răng khôn được giữ lại, nó tựa như một phép cộng mặc dù hệ số nhai của răng khôn là nhỏ.

Một số loại răng khôn mọc lệch thường gặp và nên nhổ bỏ

Có đến 85% răng khôn bị nhổ bỏ theo một thống kê của Tổ chức chăm sóc răng miệng Hoa Kỳ. Khả năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ không bị ảnh hưởng khi chúng ta nhổ bỏ răng khôn. Sau đây là một số loại răng khôn mọc lệch và đây cũng là những trường chúng ta nên nhổ bỏ răng khôn:

Tác dụng của răng khôn với sức khỏe răng miệng - Nha Khoa Home

Một số trường hợp răng khôn mọc lệch

Răng khôn mọc nghiêng về phía sau: Thường gặp những chiếc răng khôn mọc nghiêng này ở hàm dưới.

Răng khôn mọc kẹt theo hướng thẳng đứng: Răng khôn sẽ gây đau nhức nếu không đủ chỗ để nhú lên và quá to, thường dễ gây dắt và dắt thức ăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển gây nên bệnh sâu răng.

Răng khôn mọc kẹt ở phía gần: Lúc này răng khôn sẽ mọc chếch 45 độ, nghiêng về răng số 7, khiến răng số 7 bị xô lệch, là tình huống dễ gặp.

Răng khôn bị lợi trùm (răng khôn bị kẹt trong niêm mạc miệng):  Răng khôn dễ gây viêm nhiễm do không thể mọc chồi lên được .

Răng khôn mọc kẹt ở bên trong xương hàm:  người bệnh sẽ bị cứng hàm, đau đớn, là tình trạng  khó phát hiện do răng khôn bị phần xương hàm bọc kín.

Như vậy, về bản chất răng khôn không có tác dụng gì nếu nói một cách công tâm thì. Do vậy sẽ không có ảnh hưởng gì đến sự phát triển sức khỏe răng miệng nếu việc trên cung hàm thiếu đi một vài hoặc toàn bộ chiếc răng khôn. Nếu như có dấu hiệu mọc răng khôn nhưng chúng lại không hề mọc thẳng mà mọc nghiêng, mọc lệch hay mọc ngầm… gây ra nhiều phiền toái cho bạn thì nên đến bệnh viện hay các cơ sở nha khoa uy tín để xử lí kịp thời. Lời khuyên dành cho bạn là nên dành thời gian tìm hiểu các địa chỉ nha khoa chất lượng tôt trước khi muốn thực hiện nhổ răng khôn.

Nếu bạn đang có thắc mắc nào về răng khôn hoặc có nhu cầu nhổ răng khôn thì đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Home – Nha khoa uy tín tại Hà Nội để được thăm khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm nhé! 

Vui lòng liên hệ Home Dental qua hotline 842438289999 hoặc web https://nhakhoahome.com/ để được giải đáp và tư vấn nhanh nhất nhé!

Nha khoa Home

Địa chỉ: 30 triệu việt vương, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.

Email: nhakhoahome@gmail.com

#nhakhoahome, #homedental, #nhakhoachuanduc, #trongrangpimplant, #nhorangkhon, #niengrang, #chinhnha

Đánh giá post
bang gia 1

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN CHUYÊN GIA

Vui lòng điền thông tin để nhận tư vấn về răng từ các chuyên gia nha khoa Home.

Trở lại
Đặt lịch khám (Book Appointment)
Chat Zalo
Polling Form (#7) (#8)