Một hàm răng đẹp, một nụ cười duyên dáng, tự tin chắc chắc là điều mà ai trong chúng ta cũng muốn có được. Vậy nên ngày nay, các công nghệ phục hình răng đang được biết đến và được đón nhận rộng rãi. Một trong những công nghệ ấy là bọc răng sứ thẩm mỹ. Bọc răng sứ là giải pháp giúp khắc phục rất nhiều khuyết điểm như răng hô, móm, răng khấp khểnh, mọc không đều… giúp nụ cười của chúng ta thêm phần tỏa sáng, tự tin. Tuy nhiên, một số người sau khi thực hiện bọc răng sứ lại xuất hiện tình trạng răng sứ bị nứt. Tại sao vậy?
Răng sứ bị nứt – Nguyên nhân do đâu?
Răng sứ có tuổi thọ từ 10 đến 20 năm hoặc kéo dài lâu hơn. Răng sứ theo thời gian sẽ càng yếu nếu như sử dụng càng lâu.
Một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng nứt, mẻ ở răng sứ như:
* Răng thật và mão sứ không khớp với
Việc mài răng thật trong khi thực hiện bọc răng sứ là bắt buộc phải làm. Thao tác này có tác dụng là đảm bảo đủ độ nhẵn trên bề mặt răng thật để răng thật và răng sứ tích hợp với nhau. Nếu không chuẩn xác khi xử lý tại bề mặt răng thật sẽ gây ra việc răng sứ không khớp, bị lỏng lẻo.
Ngoài ra, nếu khoang miệng không được tiến hành vệ sinh trong quá trình thực hiện sẽ gây nứt răng sứ, do những điều đó đã vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ lại.
* Không có sự liên kết giữa các mão răng sứ với nhau
Trong tình huống thực hiện phục hình nhiều răng liên tiếp hoặc răng sứ toàn hàm cho khách hàng, khi bác sĩ từ phòng Labo nhận được mẫu hàm thì buộc phải có sự kiểm tra sự liên kết của các răng với nhau về mặt cấu trúc đã hoàn hảo hay chưa. Nếu thiếu liên kết giữa các mão răng sứ thì đây chắc chắn sẽ là điều kiện cho vi khuẩn dưới lớp sứ rò rỉ, làm tổn thương răng, biến đổi màu và gây nứt vỡ.
* Phục hình răng mão sứ bị sai khớp cắn
Trong tất cả các phương pháp điều trị, phục hình răng miệng, điều quan trọng nhất đó chính là bảo tồn được chức năng ăn nhai. Chính bởi lẽ đó mà đối với giải pháp bọc răng sứ thẩm mỹ, các bác sĩ luôn luôn phải đảm bảo sự chính xác cho khớp cắn. Mão răng sứ sẽ bị tác động thêm lực vào do ảnh hưởng bởi việc khớp cắn sai lệch, từ đó gây ra tình trạng nứt, mẻ.
* Chất lượng răng sứ không tốt
Răng sứ được sử dụng cho khách hàng tại các nha khoa uy tín phải là hàng có nguồn gốc xuất xứ, nhập khẩu chính hãng, có thẻ bảo hành răng sứ rõ ràng kèm theo.
Cách nhận biết răng sứ kém chất lượng: đơn sắc, màu mờ đục và cồng kềnh. Khi răng gắn vào cung hàm sẽ có hiệu quả ăn nhai kém, lực nhai yếu. Dùng răng sứ kém chất lượng khiến người dùng sẽ có cảm giác khó chịu, tuổi thọ cũng không lâu bền do nó dễ nứt và vỡ hơn.
* Dùng răng sứ để cắn những vật dai, cứng
Đây có thể coi là nguyên nhân thường gặp nhất khiến răng sứ hay bị dễ nứt vỡ. Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều người có thói quen dùng răng để khui nắp chai, mở các túi nhựa, nhai đá hoặc cắn móng tay… cũng khiến cho bề mặt răng sứ bị tác động một lực lớn lên.
Sau khi bọc răng sứ, nếu những thói quen trên bạn vẫn tiếp tục duy trì răng sứ sẽ bị làm tổn thương. Lúc này, răng sứ có thể bị mẻ, bị vỡ, thậm chí tệ hơn là rơi hẳn ra.
* Cách chăm sóc răng miệng chưa hợp lý, đúng cách
Việc miệng đúng được vệ sinh, chăm sóc như thế nào là rất quan trọng. Bởi răng bọc sứ so với răng bình thường sẽ dễ gặp phải các bệnh lý liên quan đến răng miệng hơn rất nhiều.
Sauk hi bọc răng sứ, bạn nên chải răng nhẹ nhàng và sử đánh răng bằng bàn chải có đầu chải lông tơ mềm. Sau khi bọc sứ, thời gian đầu nên hạn chế ăn đồ quá dai, cứng và nóng lạnh. Quan trọng nhất là hãy ghi nhớ cũng như thực hiện nghiêm túc việc 6 tháng/lần tái khám định kỳ để tình trạng răng miệng có thể được bác sĩ theo dõi và kiểm tra.
Răng sứ bị nứt có cách khắc phục như thế nào?
Điều đầu tiên chúng ta nên làm nếu răng sứ bị hỏng hay bị sứt mẻ là nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ để kiểm tra lại. Và trong khoảng thời gian đó, những đồ ăn nóng, lạnh bạn cũng nên hạn chế vì răng lúc này dễ bị tổn thương và đã rất nhạy cảm do bị nứt. Vùng quanh chân răng sứ bạn cũng có thể kiểm tra, hãy nhanh chóng lấy các mảnh vụn đó ra nếu các vết nứt quá rõ ràng để tránh nuốt phải.
Trong trường hợp răng bị chảy máu thì bạn hãy ngay lập tức đến nha khoa để được sớm xử lý. Răng sứ sẽ được xử lý bằng cách hàn lại nếu như vết nứt không quá lớn. Ngược lại, nếu vết nứt quá lớn và nghiêm trọng hơn thì không có cách nào khác ngoài việc phải thay răng mới.
Mặc dù thần kinh của bạn khi răng sứ bị nứt cũng sẽ không chịu nhiều ảnh hưởng đến. Nhưng khi các cơn đau đớn kéo dài là dấu hiệu của việc viêm nhiễm nướu, tủy và các dây thần kinh. Răng sứ bị hỏng không khắc phục kịp thời, để lâu ngày có thể khiến tủy bị vi khuẩn xâm nhập vào. Thế nên trước khi hàn hoặc thay lại răng sứ, bạn cần điều trị viêm tủy hoặc nướu.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với Nha Khoa Home để được tư vấn miễn phí các vấn đề về răng nhé!