fbpx
1top header
1top header

Một số biến chứng răng miệng người bệnh đái tháo đường hay gặp

Bệnh đái tháo đường là loại bệnh lý mạn tính gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân, trong đó có các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng. Các vấn đề về răng miệng bao gồm sâu răng, viêm nướu răng, chu nha và áp xe răng. Không được thực hiện chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như mất răng, rụng răng sớm, tụt lợi và thậm chí là nhiễm trùng huyết do áp xe răng. Vậy nên, biến chứng răng miệng người bệnh đái tháo đường gồm những gì thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Ảnh hưởng của bệnh đái tháo đến răng miệng

  • Ở bệnh nhân mắc đái tháo đường, hàm lượng đường trong nước bọt thường cao hơn so với người bình thường. Điều này, cung cấp môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có hại phát triển mạnh mẽ. Những vi khuẩn này tương tác với thức ăn trong miệng tạo thành mảng bám, dẫn đến sự xuất hiện của sâu răng, viêm nướu răng, áp xe răng và gây ra mùi hôi khó chịu từ hơi thở.
  • Sự gia tăng đường trong máu gây tổn thương mạch máu và làm co lại các mạch máu. Gây ảnh hưởng đến lưu lượng máu cung cấp cho nướu răng.
  • Hệ thống miễn dịch yếu hơn ở bệnh nhân đái tháo đường, làm tăng khả năng bị nhiễm trùng nướu răng và bệnh nha chu.
  • Bệnh đái tháo đường cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tưa miệng, khô miệng, viêm loét miệng và các bệnh nhiễm trùng nấm.

Ảnh hưởng của bệnh đái tháo đến răng miệng

Một số biến chứng răng miệng người bệnh đái tháo đường hay gặp

Nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng ở những người mắc bệnh đái tháo đường thường cao hơn đáng kể so với người khỏe mạnh. Một số bệnh răng miệng thường gặp do bệnh đái tháo đường gây ra bao gồm:

Bệnh sâu răng

Các mảng bám trên bề mặt răng hình thành từ sự kết hợp giữa thức ăn dư thừa và vi khuẩn, nếu không được vệ sinh đúng cách và thường xuyên. Trong thời gian dài, chất acid được tạo ra từ sự tác động của vi khuẩn này có thể tấn công bề mặt răng, dẫn đến sự hình thành sâu răng.

Bệnh sâu răng

Bệnh viêm nướu răng

Nếu không loại bỏ mảng bám trên răng, chúng có thể biến thành vôi răng. Vôi răng sẽ gây kích thích cho nướu răng, dẫn đến sưng đỏ, chảy máu và viêm nướu răng.

Bệnh viêm nướu

Viêm nha chu

Đây là tình trạng nặng của viêm nướu răng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Viêm nha chu tác động đến các mô mềm, xương và dây chằng nâng đỡ răng, làm cho răng trở nên lỏng và có thể dẫn đến mất răng (rụng răng trong trường hợp người đái tháo đường).

Viêm nha chu

Bệnh tưa miệng

Bệnh này thường do loại nấm Candida gây ra. Triệu chứng bao gồm đau, vùng trắng hoặc đỏ trên lưỡi, má hoặc vòm miệng, sưng nướu và các loại vết thương.

Bệnh răng miệng này có thể phát triển nhanh hơn nếu việc kiểm soát đường huyết của bệnh nhân không hiệu quả. Để giảm nguy cơ này, cần duy trì vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đều đặn. Nếu bị bệnh tưa miệng do nấm Candida, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng nấm để điều trị.

Khô miệng

Tình trạng này thường sẽ xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường. Bệnh đái tháo đường có thể làm giảm quá trình tiết nước bọt, dẫn đến khô miệng. Khô miệng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các vấn đề vùng miệng như viêm loét, sâu răng, viêm nướu răng và tưa miệng.

Cách phòng chống bệnh răng miệng người bệnh đái tháo đường

Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt đảm bảo hợp lý

  • Tránh tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa đường và tinh bột.
  • Hạn chế hút thuốc lá để giảm nguy cơ viêm nha chu và tưa miệng.

Kiểm soát đường huyết tốt

  • Theo dõi và thực hiện kiểm tra đường huyết thường xuyên.
  • Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ để duy trì đường huyết ổn định.
  • Thông báo cho bác sĩ nếu thuốc điều trị đái tháo đường gây khô miệng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Chăm sóc vệ sinh răng miệng thường xuyên hàng ngày

  • Đánh răng ít nhất khoảng tầm 2 lần mỗi ngày.
  • Sử dụng bàn chải có lông mềm và kem đánh răng chứa thành phần Flo.
  • Chải răng nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng thay vì tăm xỉa.
  • Lựa chọn sử dụng loại nước muối sinh lý để súc miệng sau mỗi bữa ăn.

Kiểm tra vôi răng định kỳ

Những biện pháp trên sẽ giúp bệnh nhân bệnh đái tháo đường duy trì sức khỏe răng miệng tốt và giảm nguy cơ phát triển các biến chứng liên quan đến răng miệng. Mong rằng những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc răng miệng nhé.

Đánh giá post
bang gia 1

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN CHUYÊN GIA

Vui lòng điền thông tin để nhận tư vấn về răng từ các chuyên gia nha khoa Home.

Trở lại
Đặt lịch khám (Book Appointment)
Chat Zalo
Polling Form (#7) (#8)