fbpx
1top header
1top header

Viêm lợi khi bọc răng sứ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Bọc răng sứ là một phương pháp thẩm mỹ hiện đại giúp bạn có hàm răng trắng đẹp tự nhiên và khả năng ăn nhai hiệu quả. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau khi bọc răng sứ, có thể gặp vấn đề viêm lợi, sưng mô mềm, miệng có mùi hôi… Nếu bạn đang gặp phải tình trạng viêm lợi khi bọc răng sức thì chắc chắn nên tham khảo bài viết dưới đây để biết cách khắc phục hiệu quả. 

Dấu hiệu viêm lợi khi bọc răng sứ

Các dấu hiệu cho thấy viêm lợi khi bọc răng sứ bao gồm: sưng to ở vùng lợi, chảy máu, mô lợi tấy đỏ, hơi thở có mùi hôi. Vùng tiếp xúc giữa mô lợi và răng sứ có thể gây đau nhức và mất thẩm mỹ. Những tình trạng này tác động không nhỏ đến giao tiếp và hoạt động hàng ngày.

Nếu không khắc phục kịp thời, hậu quả có thể dẫn đến tiêu xương, răng lung lay, thậm chí gãy rụng và chức năng ăn nhai bị ảnh hưởng. Cấu trúc khuôn mặt có thể bị biến dạng, tạo cảm giác già trước tuổi.

Vì vậy, khi gặp những dấu hiệu này, bạn nên tìm đến chuyên gia nha khoa để được tư vấn và khắc phục sớm, để bảo vệ hàm răng và sức khỏe tổng thể.

Dấu hiệu viêm lợi khi bọc răng sứ

Nguyên nhân bị viêm lợi khi bọc răng sứ

Nhiệm vụ chính của lợi là bám quanh cổ răng, tạo thành hàng rào vững chắc và ngăn không cho vi khuẩn và các tác nhân khác tác động xuống vùng mô nha chu phía dưới, nhằm ngăn chặn viêm nhiễm và phá hủy tổ chức phía xung quanh răng. Tuy nhiên, trong quá trình bọc răng sứ, có nhiều nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến chức năng của lợi, khiến răng mất đi hàng rào bảo vệ và tạo điều kiện cho vi khuẩn và thức ăn xâm nhập. Cụ thể là:

  • Răng sứ được chế tác không chính xác, kích thước không đạt chuẩn, làm răng bị hở hoặc cộm.
  • Bác sĩ thực hiện không có đủ trình độ chuyên môn và tay nghề yếu kém, dẫn đến việc bọc răng sứ còn nhiều sai sót.
  • Sau khi gắn răng sứ vào cùi răng bằng chất gắn chuyên dụng, bác sĩ để sót lại phần còn dư và không vệ sinh sạch sẽ vùng này, dẫn đến mảng bám hình thành và gây kích ứng cho răng và lợi.
  • Người bệnh sau khi gắn răng sứ, có thể không vệ sinh răng miệng đúng cách, làm cho vi khuẩn tích tụ và gây viêm nướu.
  • Người bệnh có thể bị dị ứng với một thành phần nào đó trong răng sứ.

Những nguyên nhân trên có thể gây ra các vấn đề về lợi sau khi bọc răng sứ. Do đó, việc tư vấn và chọn bác sĩ nha khoa có kinh nghiệm là rất quan trọng để đảm bảo quá trình điều trị và bọc răng sứ diễn ra hiệu quả và an toàn.

Nguyên nhân bị viêm lợi khi bọc răng sứ

Cách để điều trị viêm lợi khi bọc răng sứ

Thực hiện điều trị viêm lợi khi bọc răng sứ bằng thuốc 

Trong trường hợp viêm lợi sau khi bọc răng sứ không quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân tự chăm sóc tại nhà hoặc chữa trị bằng các biện pháp không xâm lấn. Cụ thể là uống thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc bên ngoài và tự điều trị.

Nếu trường hợp không thể sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ đề xuất người bệnh bọc lại răng sứ. Khi đã làm lại, phần răng sứ và thân răng sẽ sát khít với nhau, lợi không bị ảnh hưởng, từ đó không còn nguy cơ viêm nhiễm như trước.

Điều trị quá trình xâm lấn bằng phương pháp phẫu thuật

Điều trị xâm lấn là phương pháp dành cho các trường hợp viêm lợi khi bọc răng sứ ở mức độ nặng hơn. Trong trường hợp quá nghiêm trọng, để cải thiện, bác sĩ có thể đề xuất cắt nướu cho bệnh nhân. Cắt nướu thường áp dụng cho tình trạng tiêu xương ổ răng dẫn tới viêm nướu kéo dài. Phần lợi bị viêm thường được làm sạch, sau đó mới tiến hành cắt bỏ một phần. Mục đích của loại phương pháp này là hạn chế ít nhất sự tiếp xúc giữa lợi và mão răng sứ nhằm giảm bớt các kích ứng liên quan.

Chăm sóc viêm lợi khi bọc răng sứ đúng cách

Nguyên nhân viêm lợi khi bọc răng sứ cũng có thể được xuất phát từ việc bản thân người bệnh không tuân thủ đúng các biện pháp chăm sóc răng miệng đúng cách. Bạn cần đánh răng ít nhất 2 lần/ngày sau bữa ăn, sử dụng đầu bàn chải nhỏ, mềm để làm sạch vụn thức ăn dễ dàng hơn và chải răng cẩn thận vào tất cả các kẽ răng. Bên cạnh đó, nên sử dụng thêm chỉ nha khoa, máy tăm nước (nếu có) và nước súc miệng để loại bỏ sạch sẽ vi khuẩn, mảnh vụn thức ăn trong kẽ răng.

Xem thêm: Viêm nha chu gây hôi miệng không? 

Đánh giá post
bang gia 1

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN CHUYÊN GIA

Vui lòng điền thông tin để nhận tư vấn về răng từ các chuyên gia nha khoa Home.

Trở lại
Đặt lịch khám (Book Appointment)
Chat Zalo
Polling Form (#7) (#8)