Tình trạng đau răng ở bà bầu cần phải được xử trí nhanh chóng bằng các cách phù hợp và hiệu quả để tránh gây ra ảnh hưởng đến thai kỳ, sinh non,… Vậy bà bầu bị đau răng sâu phải làm sao? Dưới đây là những gợi ý từ chuyên gia về cách xử trí khi bà bầu bị đau răng.
Nội dung chính
ToggleNguyên nhân và triệu chứng đau răng sâu ở bà bầu?
Đau răng sâu ở bà bầu là vấn đề phổ biến và có thể gây ra rất nhiều khó chịu. Nguyên nhân, triệu chứng của tình trạng này có thể được phân tích như sau đây:
- Thay đổi nội tiết tố: thời kỳ mang thai, sự gia tăng của hormone estrogen và progesterone làm cho mạch máu ở răng giảm tính đàn hồi, và dẫn tới tình trạng sưng lợi và chảy máu chân răng.
- Thay đổi môi trường miệng: Môi trường pH ở trong khoang miệng có thể thay đổi, nó làm giảm khả năng bảo vệ răng miệng, và khiến răng dễ bị sâu hơn.
- Chế độ ăn uống: Bà bầu thường hay ăn nhiều bữa hơn trong ngày, dẫn tới việc miệng luôn tồn tại axit, và làm tăng nguy cơ sâu răng.
- Thiếu hụt canxi: Nhu cầu canxi sẽ tăng lên trong thai kỳ, nếu như không được bổ sung đầy đủ, nó có thể dẫn đến việc cơ thể “bào mòn” canxi từ răng.
- Trào ngược dạ dày: Tình trạng bị trào ngược dạ dày có thể làm cho răng tiếp xúc với axit, gây bào mòn, nhạy cảm hơn.
- Vệ sinh răng miệng kém: Nhiều bà bầu có thể gặp khó khăn trong việc duy trì vệ sinh răng miệng vì tình trạng nôn nghén hoặc khó chịu khi dùng kem đánh răng.
Triệu chứng
- Đau nhức: Cảm giác bị đau răng có thể xảy ra từ nhẹ tới nặng, thường là dấu hiệu của sâu răng hoặc là viêm lợi.
- Sưng nướu: Nướu sẽ có thể bị sưng đỏ, chảy máu, đặc biệt là ở trong giai đoạn từ tháng thứ 4 tới tháng thứ 8 của thai kỳ, nó có thể là triệu chứng của viêm nướu thai kỳ.
- Nhạy cảm với các thức ăn và đồ uống: Răng sẽ có thể trở nên nhạy cảm với nhiệt độ và thức ăn, nó gây khó khăn khi ăn uống.
- Khó chịu toàn thân: Đau răng sẽ có thể gây ra cảm giác khó chịu, nó ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe tổng thể của bà bầu.
Xem thêm: Phụ nữ mang thai có nên nhổ răng khôn không?
Bà bầu bị đau răng sâu phải làm sao
Bà bầu bị đau răng sâu sẽ cần được điều trị kịp thời để tránh những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi. Dưới đây là một số cách xử trí an toàn:
- Súc miệng với nước ấm thường xuyên vừa giúp loại bỏ mảng bám thức ăn lại giúp xoa dịu cơn đau bởi viêm nướu hoặc là sâu răng. Có thể pha thêm chút muối vào nước ấm để tăng thêm hiệu quả sát khuẩn.
- Sử dụng thuốc sát trùng không kê đơn để tạm thời có thể thuyên giảm cơn đau.
- Bà bầu có thể áp dụng cách chữa sâu răng bằng tỏi: Giã nát một vài tép tỏi cùng với vài hạt muối trắng, rồi sau đó đắp hỗn hợp này vào chỗ răng sâu trong khoảng tầm 10 phút. Cơn đau răng sẽ giảm 1 cách đi rõ rệt.
- Trám răng là cách chữa sâu răng an toàn và hiệu quả nhất cho bà bầu. Nên lựa chọn nha khoa uy tín và công nghệ trám răng an toàn.
Lưu ý: Không nên tự ý dùng thuốc kháng viêm điều trị đau răng như là tetracylin, doxycylin, metronidazole vì nó có thể gây hại cho thai nhi. Loại thuốc duy nhất có thể dùng là paracetamol theo chỉ định của bác sĩ.
Bà bầu bị đau răng sâu cần đến khám nha khoa sớm để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng hơn. Sau khi sinh, mẹ bầu nên trở lại nha khoa để điều trị triệt để.
Bà bầu bị đau răng có nguy hiểm không?
Tình trạng đau răng và các vấn đề về răng miệng có thể ảnh hưởng tới mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Cụ thể:
– Tăng gấp 2 lần nguy cơ sinh non, và sinh con nhẹ cân: Theo chuyên gia, khi mẹ bầu bị sâu răng hoặc là mắc phải một số bệnh lý khác về răng miệng, thì vi khuẩn có thể từ khoang miệng xâm nhập vào nhau thai và sẽ làm tăng nồng độ sinh lý của dịch ối. Qua đó làm tăng nguy cơ sinh non. Trẻ sinh non hay sinh nhẹ cân có nguy cơ tử vong cao hoặc là mắc bệnh bại não, thị lực kém, chậm phát triển và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
– Những đứa trẻ khi được sinh ra từ mẹ bầu bị sâu răng có thể bị sâu răng từ khi còn nhỏ vì mẹ truyền vi khuẩn sâu răng khi hôn và bón thức ăn cho bé . Cho nên mẹ bầu cần phải lưu ý, là việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của chị em sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng của trẻ trong tương lai.
Xem thêm: Bà bầu bị viêm nha chu do tác nhân nào?
Hướng dẫn cách bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bà bầu
– Trong giai đoạn mang thai, thì mẹ bầu cần kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ để có thể phát hiện ra sớm và xử trí kịp thời, hiệu quả những bệnh lý về răng miệng. Nếu càng để lâu, bệnh càng khó xử lý và dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng đối với mẹ bầu và cả thai nhi.
Mẹ bầu nên chăm sóc răng miệng thường xuyên
– Chăm sóc răng miệng hằng ngày và đúng cách, bao gồm là:
+ Mỗi ngày đánh răng ít nhất 2 lần.
+ Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mẩu vụn thức ăn còn sót lại trong kẽ răng.
+ Dùng dung dịch sát khuẩn. Nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại dung dịch phù hợp.
– Bổ sung thực phẩm có chứa nhiều khoáng chất, nhất là canxi, phốt pho,… để tăng cường sức khỏe của răng.
– Nếu như có triệu chứng bất thường như là sưng đỏ nướu hay đau rát, chảy máu chân răng,… bị kéo dài cần đi khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và xử trí
Hi vọng các thông tin trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến bà bầu bị đau răng và khi bà bầu bị đau răng sâu phải làm sao?