Sau khi nhổ răng khôn, một số người có thể bị đau họng. Tình trạng này có thể gây lo lắng và bối rối cho nhiều người. Tuy nhiên, các chuyên gia nha khoa xác định rằng đau họng sau khi nhổ răng khôn là một hiện tượng phổ biến và không đáng lo ngại.
Ngoài đau họng, một số triệu chứng thường gặp là sưng tấy, chảy máu nướu sau khi nhổ răng khôn. Vậy Nhổ răng khôn xong bị đau họng phải làm sao? Cùng nhakhoahome tìm hiểu qua bài viết sau đây
Nội dung chính
ToggleVì sao nhổ răng khôn xong bị đau họng?
Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm khiến người bệnh đau nhức, khó chịu. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như sâu răng, viêm nha chu, tổn thương các răng kế cận
Tuy nhiên, nhiều người sẽ gặp phải các biến chứng như sốt cao, đau họng, sưng và đau một bên mặt sau khi nhổ răng khôn … Trong đó, đau họng sau tiểu phẫu là phổ biến nhất, và nguyên nhân do:
Vấn đề về nhiễm khuẩn có thể phát sinh sau khi nhổ răng
Trong môi trường y tế không đảm bảo vệ sinh và vô trùng, tình trạng lây nhiễm và viêm nhiễm sau khi nhổ răng có thể xảy ra một cách dễ dàng. Bệnh nhân cũng cần lưu ý rằng việc chăm sóc răng miệng không đúng cách sau khi nhổ răng cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng vết thương mổ răng. Vi khuẩn có thể lan sang các vùng lân cận và thậm chí xuống họng, gây đau họng và viêm nhiễm. Do đó, quyết định chọn bệnh viện hoặc cơ sở y tế răng hàm mặt uy tín là rất quan trọng khi quyết định nhổ răng khôn.
Do nhóm cơ gần họng bị ảnh hưởng khi nhổ răng
Trong quá trình nhổ răng số 8, thường cần phải thực hiện các bước như rạch lợi, mở xương, áp dụng áp lực lên răng số 8 và các khu vực lân cận để nhổ răng thành công và loại bỏ khỏi hàm. Trong quá trình này, các mô mềm và nhóm cơ xung quanh thường bị ảnh hưởng, bao gồm cả khu vực gần họng.
Phản ứng của cơ thể với quá trình này giúp vùng tiểu phẫu nhanh chóng hồi phục và lành lại, khi cơ thể tạo ra tế bào mới và tăng cường lưu thông máu đến khu vực vùng huyệt ổ răng bị tổn thương, gây ra cảm giác đau. Vị trí này gần họng nên thường dẫn đến cảm giác đau họng cho bệnh nhân.
Xem thêm: Quy trình nhổ răng khôn số 8 không đau
Do vấn đề về gây mê khi nhổ răng
Trong quá trình nhổ răng khôn, để giảm đau cho bệnh nhân, bác sĩ thường sử dụng phương pháp gây tê tại vùng răng khôn. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, việc sử dụng gây mê toàn thân có thể được áp dụng để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Trong những trường hợp này, việc đặt ống bơm oxy để hỗ trợ hô hấp có thể dẫn đến tiếp xúc với vùng họng và tạo ra cảm giác đau họng sau khi nhổ răng và hiệu quả của thuốc gây mê kết thúc.
Các trường hợp thường được xem xét sử dụng gây mê khi nhổ răng khôn bao gồm: những người có vấn đề tâm lý, căng thẳng; người dị ứng với thuốc gây tê; bệnh nhân cần nhổ răng khôn phức tạp (như răng mọc ngầm, răng khó tiếp cận, nhổ nhiều răng cùng lúc); và những người mắc các bệnh lý như bệnh tim mạch, tiểu đường, hen suyễn, …
Cách khắc phục tình trạng đau họng sau khi nhổ răng khôn?
Nếu răng khôn mọc đúng vị trí, việc nhổ răng khôn chỉ là 1 thủ thuật rất đơn giản. Nhưng với những trường hợp răng mọc lệch lạc, hô vẩu, cần phải có bác sĩ chuyên khoa giỏi, nhiều kinh nghiệm thực hiện ca phẫu thuật này. Tay nghề bác sĩ càng giỏi sẽ càng giảm thiểu rủi ro và sai sót sau phẫu thuật. Ngoài ra, việc lựa chọn bệnh viện uy tín, có trang thiết bị kỹ thuật hiện đại cũng rất quan trọng để giúp bạn cảm thấy thoải mái, an toàn và giảm thiểu các biến chứng sau tiểu phẫu tốt hơn.
Nếu bị viêm họng hạt kéo dài sau khi nhổ răng số 8, tốt nhất bạn nên chủ động đến các phòng khám nha khoa uy tín kiểm tra để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời. Ngoài ra, để tránh vùng vừa phẫu thuật bị nhiễm trùng và lan xuống cổ họng, bạn cũng cần lưu ý:
Có chế độ ăn uống phù hợp
Chỉ ăn và uống từ 3 – 4 giờ sau khi nhổ răng. Tránh nhai vùng nướu mới phẫu thuật vì có thể làm vết thương trầm trọng hơn.
Chú ý hơn về chế độ ăn
- Nên ăn các thực phẩm lỏng, mềm, không cần nhai nhiều.
- Bổ sung sữa chua vào khẩu phần hàng ngày để tăng cường hệ miễn dịch sau phẫu thuật, nhờ hợp chất Acidobacillus giúp chống nhiễm trùng nướu.
- Tăng cường vitamin A bằng cách ăn khoai lang, cà rốt, và đu đủ giúp vết thương lành nhanh hơn và giảm viêm nhiễm.
- Tránh ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh để không làm tổn thương nướu mới nhổ. Nước có ga cũng nên tránh vì có thể làm mất tác dụng của thuốc giảm đau.
- Hạn chế thức ăn chua và cay để tránh kích ứng và loét.
- Tránh hút thuốc, nhai kẹo cao su, và uống rượu ít nhất trong 24 giờ sau khi nhổ răng.
Giữ vệ sinh vết mổ đúng cách
- Để cầm máu, giữ miếng bông gòn vô trùng ở vị trí vết thương trong khoảng 30 phút sau khi nhổ răng.
- Tránh súc miệng trong 6 giờ đầu để không gây chảy máu kéo dài. Sau 6 giờ, súc miệng bằng nước muối ấm để sát trùng vết thương và giảm đau họng.
- Không chạm vào vết mổ bằng tay hoặc lưỡi để tránh nhiễm trùng và các biến chứng tiềm tàng.
- Đánh răng bằng bàn chải lông mềm sau khi ăn và trước khi đi ngủ để loại bỏ thức ăn còn sót lại. Chải răng và súc miệng nhẹ nhàng, tránh chà xát lên phần nướu mới nhổ để không làm tổn thương vết mổ.
Tuân thủ lịch trình uống thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm sưng và phù nề. Có thể áp dụng chườm lạnh hoặc chườm ấm lên vùng má bên ngoài để giảm sưng và đau hiệu quả. Tuy nhiên, chỉ nên thực hiện sau khi vết mổ đã ngừng chảy máu ít nhất 1 ngày sau khi nhổ răng.
Đau họng sau khi nhổ răng khôn là một trong những tác dụng phụ phổ biến. Tuy nhiên, việc chăm sóc vết thương và duy trì vệ sinh sạch sẽ sau phẫu thuật có thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng này. Để giảm nguy cơ đau họng sau phẫu thuật, bạn nên chọn lựa các cơ sở y tế có uy tín, trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm để giảm thiểu đau đớn và các biến chứng có thể xảy ra.
Xem thêm: Tại sao nên loại bỏ răng số 8?