Dán sứ veneer mang đến cho các bạn hàm răng trắng, đều, tăng sự tự tin khi giao tiếp. Nhưng dán sứ cũng có nhiều nhược điểm. Cùng nhakhoahome tìm hiểu về nhược điểm của dán sứ veneer qua bài viết sau
Nội dung chính
ToggleNhược điểm của dán răng sứ Veneer
Dù chỉ mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây nhưng phương pháp dán răng sứ Veneer hiện đang dần trở thành xu hướng phục hình thẩm mỹ cho răng hiện nay. vÌ mang lại tính thẩm mỹ cao, có màu sắc răng tự nhiên mà ít xâm lấn và bảo tồn được tối đa cấu trúc của răng thật.
Nhưng một điều tất yếu là không có giải pháp nào là sẽ hoàn hảo tuyệt đối cả, dán sứ vẫn sẽ tồn tại các nhược điểm nhất định mà khách hàng sẽ cần cân nhắc trước khi thực hiện.
Hạn chế đối tượng sử dụng dán sứ
Dán sứ veneer chỉ áp dụng được trong các trường hợp nhu sau: Có răng tương đối đều đặn và khấp khểnh nhẹ, có khớp cắn tốt, các răng sứt mẻ không quá 1/3 thân răng, răng bị thưa kẽ không quá 5mm, không mắc các bệnh về nướu và không đang điều trị tủy răng…
Với các trường hợp răng có khiến khuyết nghiêm trọng như hô, móm và sai lệch khớp cắn… thì sẽ phải thực hiện các phương pháp phục hình khác như là chỉnh hàm và niềng răng… Nếu như vẫn muốn thực hiện dán sứ, sẽ cần niềng răng hoặc là kết hợp thêm các phương pháp chỉnh nha khác như là: phẫu thuật chỉnh hàm và tái cấu trúc răng…
Hạn chế lứa tuổi
Để có thể thực hiện dán răng sứ, nó đòi hỏi đối tượng sử dụng phải trên 18 tuổi. Bởi lúc này răng vĩnh viễn mọc hoàn thiện, và cấu trúc xương đã phát triển ổn định rồi.
Ở tuổi dưới 18 tuổi, thì cơ thể trẻ chưa phát triển đầy đủ, chân răng và xương hàm chưa hoàn thiện, thì việc dán sứ sẽ gây cản trở sự phát triển của chính răng được dán sứu và các răng ở xung quanh.
Xem thêm:
Đảm bảo về sức khỏe răng miệng
Để thực hiện dán răng sứ hiệu quả, thì người dán sứ cần đảm bảo không mắc các bệnh lý về răng miệng như là: Viêm nướu, viêm chân răng… Nên cần phải khám phát hiện và điều trị triệu để những bệnh răng miệng trước khi dán sứ.
Yêu cầu bác sĩ có chuyên môn cao
Dán Veneer là kỹ thuật đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm, và để đảm bảo kết quả phục hình đúng theo mong đợi.
Ngoài việc là lên phác đồ điều trị chuẩn xác thì trong suốt quá trình thực hiện, thì bác sĩ phải cẩn thận và tỉ mỉ trong từng thao tác. Vì chỉ cần một sai lệch nhỏ thôi cũng sẽ khiến răng thật bị xâm lấn và gây ê buốt hoặc là miếng dán lỏng lẻo, rất dễ rơi rớt sau thời gian ngắn sử dụng.
Chi phí cao
Do được sản xuất bởi công nghệ hiện đại và chất liệu an toàn, cho nên chi phí của dán sứ khá cao. Bên cạnh đó, để tạo nên mặt dán sứ phù hợp sẽ phải cần áp dụng công nghệ 3D CAD/CAM, một phần mềm mô phỏng hình ảnh 3 chiều hiện đại nhất hiện nay.
Độ che phủ màu răng thật không cao
Thường thì răng sứ rất mỏng chỉ từ 0,2-0,5mm, nên người dùng không bị khó chịu và vẫn cảm nhận được thức ăn. Nhưng với các trường hợp răng bị nhiễm màu nặng (bị ố vàng, quá vàng…), thì miếng dán sứ mỏng khó có thể che phủ hết được ,mầu của răng thật.
Không phù hợp với những người có thói quen xấu
Với những người có thói quen xấu như là ngủ nghiến răng và cắn bút… nên khi dán sứ răng có thể khiến cho miếng sứ mỏng bị nứt, vỡ.
Trên đây là các chia sẻ về các nhược điểm của dán răng sứ veneer. Hy vọng, các bạn đã có thể hiểu rõ hơn về phương pháp này và có sự cân nhắc trước khi thực hiện. Nhưng các bạn cũng không cần lo lắng quá nhiều, vì mặt dán sứ vẫn được đánh giá là phương pháp phục hình răng thẩm mỹ an toàn và hiệu quả rất cao, khi không tác động nhiều tới cấu trúc răng thật và dùng được thời gian dài nếu như chăm sóc răng miệng tốt.
Xem thêm:
- răng sứ veneer lisi có tốt không
- dán sứ veneer emax là gì
- dán sứ veneer 2 răng cửa
- Dán sứ veneer ở đâu tốt nhất tại Hà Nội