Sâu răng là tình trạng mất mô cứng của răng do quá trình phân hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng và hình thành các lỗ nhỏ trên răng. Ngoài ra, sâu răng là do sự kết hợp của các yếu tố, bao gồm vi khuẩn trong miệng, ăn vặt thường xuyên, đồ uống có nhiều đường và vệ sinh răng miệng không sạch sẽ.
Sâu răng là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất trên toàn cầu. Đây là tình trạng tổn thương mô cứng của răng, do quá trình hủy khoáng bởi vi khuẩn tạo ra các lỗ nhỏ trên bề mặt răng. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, từ trẻ em, thanh thiếu niên đến người lớn tuổi, thậm chí cả trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều người chưa hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến sâu răng và cách phòng ngừa hiệu quả.
Sâu răng, một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến nhất, tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Theo số liệu từ Viện Răng Hàm Mặt Quốc gia, 99,4% dân số mắc các bệnh lý liên quan đến răng miệng, và nguy cơ sâu răng gia tăng đáng kể theo độ tuổi. Cụ thể, trung bình mỗi người dưới 18 tuổi có khoảng 2,8 chiếc răng sâu, con số này tăng lên 4,7 chiếc ở độ tuổi 33 – 44, và lên đến 8,3 chiếc ở người trên 45 tuổi.
Nhắc đến nguyên nhân sâu răng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến thói quen ăn đồ ngọt. Tuy nhiên, còn rất nhiều nguyên nhân khác ít ai ngờ tới nhưng lại góp phần lớn trong việc phá hoại sức khỏe răng miệng của bạn. Hãy cùng Home Dental tìm hiểu chi tiết hơn về những nguyên nhân này và kiểm tra xem liệu bạn có đang mắc phải những sai lầm này không nhé.
Nội dung chính
ToggleSâu răng phát triển như thế nào?
Quá trình sâu răng bắt đầu khi mảng bám tích tụ trên bề mặt răng. Đây là lớp màng mỏng chứa tế bào biểu mô chết, mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn. Trong miệng, vi khuẩn có lợi và hại cùng tồn tại, nhưng loại vi khuẩn hại như Mutans streptococci thường lên men carbohydrate từ thức ăn thành axit.
Axit này tấn công lớp men răng – lớp bảo vệ ngoài cùng của răng, làm mất khoáng chất trong men. Khi không được điều trị kịp thời, tổn thương lan sâu vào các lớp bên trong như ngà răng và tủy răng, gây ra đau đớn, nhiễm trùng, hoặc thậm chí mất răng.
Khi bạn tiêu thụ các thực phẩm có chứa nhiều đường và tinh bột, các mảng bám sót lại từ thức ăn trên răng không được loại bỏ, khiến mảnh vụn thức ăn phát triển bám trên bề mặt răng.
Xem thêm: Mức độ nguy hiểm mà sâu răng mang đến
Top 5 nguyên nhân gây sâu răng bạn cần biết
Chắc hẳn bạn đã biết rằng việc chải răng đều đặn ít nhất 2 lần/ngày, hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột, cùng thói quen thăm khám răng định kỳ 6 tháng/lần là những biện pháp cần thiết để phòng ngừa sâu răng. Tuy nhiên, những điều này chỉ là bề nổi.
Sâu răng có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân bất ngờ mà có lẽ bạn chưa từng nghĩ đến. Vậy, những yếu tố nào đang âm thầm phá hoại sức khỏe răng miệng của bạn? Cùng Home Dental khám phá ngay 5 nguyên nhân gây sâu răng ít ai ngờ tới để bảo vệ hàm răng khỏe đẹp nhé!
- Hút thuốc lá: Đây được cho là nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng, nhựa thuốc lá làm gia tăng các vôi răng tích tụ tại chân răng. Chưa hết, hút thuốc lá còn gây ra những tác hại cho lợi, khiến lợi dễ bị nhiễm khuẩn hơn.
- Cắn móng tay: Việc làm tưởng chừng vô tri này nhưng truyền vi khuẩn từ tay sang miệng, có thể khiến nhiễm trùng răng miệng, khiến nướu yếu và nhạy cảm. Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây ra các bệnh lý, đặc biệt là sâu răng.
- Nghiến răng: Tật nghiến răng liên tục có thể làm gia tăng khả năng bị sâu răng do việc tác động lực khiến răng bị tổn thương, sứt, mẻ, nứt răng, ê buốt. Đặc biệt, chính những lỗ hổng này làm vi khuẩn dễ xâm nhập, tấn công gây sâu răng.
- Khô miệng: Nếu bạn không có đủ nước bọt tiết trong miệng, miệng bạn bị khô, vi khuẩn dễ hình thành và gây sâu răng. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc bạn uống quá ít nước hoặc tác dụng phụ của một số thuốc kháng sinh mà bạn uống
- Rượu: Trong rượu có tính axit đặc biệt là rượu vang, do đó nếu bạn uống lượng rượu lớn và lâu ngày có thể khiến men răng bị mòn đi, dẫn đến sâu răng.
Sâu răng nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy khôn lường như răng bị sứt, mẻ gây ê buốt, đau đớn, áp xe chân răng, khiến bạn không thể ăn nhai, gây nhiễm trùng nghiêm trọng, thậm chí là mất răng hoàn toàn. Ngoài ra, sâu răng nghiêm trọng còn làm nướu bị tổn thương hoặc viêm. Các nghiên cứu cho rằng, nướu răng bị viêm nhiễm sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng như tim mạch, đột quỵ, tiểu đường… Phòng ngừa sâu răng bắt buộc bạn phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ chăm sóc răng miệng tốt kèm theo chế độ ăn uống lành lạnh.
Khi nào nên đi khám nha?
Người bệnh có thể không nhận thức được rằng sâu răng đang hình thành và phá hủy lớp men răng. Đó là lý do vì sao việc kiểm tra và vệ sinh răng thường xuyên rất quan trọng, ngay cả khi người bệnh cảm thấy răng miệng ổn. Tuy nhiên, nếu bị đau răng hoặc đau miệng, bạn nên đi thăm khám nha sĩ càng sớm càng tốt.
Xem thêm: Sâu răng và những điều bạn cần biết
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Sâu răng
Kiểm tra định kỳ có thể xác định sâu răng và các tình trạng răng miệng khác trước khi chúng gây ra các biến chứng khó lường và dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh cần thăm khám sức khỏe răng miệng sớm thì càng có cơ hội đảo ngăn chặn giai đoạn sớm nhất của sâu răng và ngăn chặn sự tiến triển của nó. Điều trị dứt điểm răng bị sâu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Các bác sĩ thường phát hiện sâu răng bằng cách:
- Kiểm tra lâm sàng: Quan sát răng và nướu bằng các dụng cụ chuyên dụng.
- Chụp X-quang răng: Giúp phát hiện sâu răng ở các vị trí khó quan sát.
Nếu phát hiện sâu răng, nha sĩ sẽ đề xuất các phương pháp điều trị như:
- Hàn răng: Lấp đầy lỗ sâu bằng vật liệu nha khoa.
- Điều trị răng viêm tủy: Loại bỏ tủy răng bị viêm nhiễm.
- Nhổ răng: Áp dụng khi răng không thể phục hồi.
Nếu bạn đang gặp vấn đề về răng miệng hoặc cần tư vấn chăm sóc răng, đừng ngần ngại liên hệ Home Dental qua hotline hoặc nhấn vào nút quan tâm để được hỗ trợ kịp thời.