fbpx
1top header
Dr. Vũ Thành

Dr. Vũ Thành

Maxillofacial Specialist

Schedule a Consultation

Viêm nha chu có chữa được không? Cách điều trị viêm nha chu

Viêm nha chu có chữa được không? Chắc chắn câu trả là có, tuy nhiên ko được chữa trị kịp thời, có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, gây hủy hoại răng hoàn toàn. Vậy liệu bệnh viêm nha chu có thể được chữa trị hay không và hậu quả của nó là gì? Viêm nha chu là gì? Cách xác định viêm nha chu

Bệnh viêm nha chu là trạng thái viêm nhiễm phần mô mềm xung quanh răng và nếu không điều trị triệt có thể tác động đến cả xương ổ răng. Nguyên nhân chính viêm nha chu là do vi khuẩn tích tụ thành mảng bám trên răng. Những vi khuẩn này tiết ra axit, gây ăn mòn men răng và tạo tổn thương cho răng và nướu. Những mảng bám này bám rất chặt vào chân răng và sau thời gian dài, thành vôi răng cứng, gây mùi hôi miệng.Để xác định liệu viêm nha chu có nguy hiểm không, trước tiên cần nhận biết các dấu hiệu của bệnh này:

  • Nướu đỏ sẫm, sưng tấy kèm theo cảm giác ngứa và đau.
  • Chân răng thường chảy máu khi ăn uống hoặc đánh răng.
  • Có túi nha chu hình thành ở dưới chân răng.
  • Nướu bị tụt, khiến chân răng lộ ra nhiều hơn.
  • Hơi thở có mùi hôi nặng.
  • Chân răng bị lung lay.
  • Cảm giác răng ê buốt khi ăn thức ăn nóng hoặc lạnh.

Nếu bị viêm nha chu cần chữa trị kịp thời để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Bạn nên đến nha sĩ để tư vấn và điều trị chính xác. Đồng thời, việc giữ vệ sinh răng miệng đúng cách, định kỳ chăm sóc nha chu và hạn chế tiếp xúc với thứ gây tổn hại răng cũng giúp phòng ngừa các loại bệnh viêm nha chu hiệu quả.

Viêm nha chu chữa được không?

Viêm nha chu có chữa được không? Câu trả lời chắc chắn là Có, bệnh viêm nha chu có thể thực hiện chữa trị. Thậm chí, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn. Thông thường, đối với bệnh nhân bị viêm nha chu, nha sĩ tiến hành điều trị bằng loại thuốc ,cạo vôi răng làm sạch phần nướu, giảm nguy cơ viêm nhiễm. Tuy nhiên, bệnh viêm nha chu có khả năng tái phát nếu thực hiện vệ sinh răng miệng ko đảm bảo. Sau khi điều trị viêm nha chu, cần đi tái khám định kỳ 06 tháng/lần loại bỏ vôi răng mới. 

viêm nha chu có chữa được không?

Viêm nha chu có lây không? 

Theo chuyên gia, thì bệnh viêm nha chu sẽ lây qua đường nước bọt khi ăn uống chung. Vi khuẩn gây viêm nha chu truyền từ người này sang người khác dễ dàng qua nước bọt. Vì vậy, trong gia đình có bất kỳ ai có dấu hiệu viêm nha chu thì điều trị ngay để nhằm tránh ảnh hưởng tới thành viên khác.

Viêm nha chu bao lâu thì khỏi?

Điều trị nha chu mất bao lâu hoặc viêm nha chu bao lâu thì khỏi là một vấn đề mà nhiều người quan tâm. Trước tiên, bạn cần nhận thức rằng viêm nha chu không bao giờ tự khỏi nếu bạn chỉ đánh răng như bình thường. Khi mảng bám trên răng đã bám chặt lại với nhau và hình thành vôi răng xung quanh chân răng, vôi răng này không thể tự rơi ra bằng cách đánh răng và súc miệng hàng ngày. Bạn sẽ cần đến nha khoa với sự hỗ trợ của các thiết bị để loại bỏ chúng.

Trong trường hợp viêm nha chu nặng, có túi nha chu kèm mủ, bạn có thể cần phải thực hiện tiểu phẫu để loại bỏ túi nha chu nếu muốn tránh mất răng. Do đó, thời gian viêm nha chu bao lâu thì khỏi sẽ phụ thuộc vào việc bạn phát hiện ra các triệu chứng viêm nha chu và quyết định điều trị ngay lập tức hay không. Việc thực hiện điều trị sớm và định kỳ chăm sóc nha chu sau này là quan trọng để hạn chế sự tiến triển và tái phát của bệnh.

Cách điều trị viêm nha chu phải làm sao?

Để điều trị viêm nha chu, cần tuân thủ các phương pháp sau , thời gian và chi phí điều trị viêm nha chu thường phụ thuộc giai đoạn và mức độ viêm mỗi bệnh nhân. Phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời giúp tiết kiệm thời gian và chi phí hơn. Dưới đây là cách điều trị viêm nha chu:

cách điều trị viêm nha chu

  • Điều trị bằng thuốc: Bác sĩ kê đơn một số loại thuốc hỗ trợ điều trị viêm nha chu như gel giảm đau, chống viêm hay  viên ngậm chống nhiễm khuẩn và kháng sinh.
  • Cạo vôi răng định kỳ: giúp làm sạch chân răng và duy trì sức khỏe nướu, nên thực hiện cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần.
  • Trám và phục hình răng: Trong trường hợp viêm nha chu nặng, hình thành các túi nha chu, chỉ định trám để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập chân răng và tủy răng. Trong trường hợp viêm cấp và ko thể bảo tồn răng, BS tiến hành nhổ răng và hỗ trợ phục hình bằng cấy implant , lắp răng sứ thay thế.
  • Điều trị tại nhà: có thể thử biện pháp điều trị viêm nha chu tại nhà bằng phương pháp dân gian. Tuy nhiên, hãy nhớ phương pháp này thường chỉ hiệu quả với viêm nha chu nhẹ (giai đoạn đầu) và không triệt để.

Xem thêm: Viêm nha chu gây hôi miệng không? Cách điều trị viêm nha chu

REGISTER FOR EXPERT CONSULTATION

Please insert your information to receive detailed dental consultations from our Home Dental experts.

ĐĂNG KÝ KHÁM - PAGE BOOK LỊCH
Quay lại
Đặt lịch (Book Appointment)
Tư vấn nhanh
Chat Zalo
ĐĂNG KÝ KHÁM - PAGE BOOK LỊCH
Polling Form (#7) (#8)