fbpx
1top header
1top header

Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường có được nhổ răng không?

Có thể có nhiều người bị tiểu đường đặt câu hỏi: liệu Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường có được nhổ răng không. Vấn đề này cũng khiến nhiều người bệnh và người thân của họ băn khoăn. Các vấn đề về răng là một trong những loại biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường. Việc xác định khả năng nhổ răng của người bệnh tiểu đường thường phụ thuộc vào mức độ đường huyết trước khi thực hiện quá trình nhổ răng.

Một số vấn đề về răng miệng ở người bị tiểu đường 

Theo thông tin từ Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, so với những người bình thường, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ cao hơn về các vấn đề về răng miệng, bao gồm:

  • Bệnh nướu răng, viêm nướu và bị viêm nha chu.
  • Tăng nguy cơ mắc nấm miệng gây ra tình trạng đỏ và viêm của niêm mạc miệng.
  • Khô miệng làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề như sâu răng, đau nhức răng, nhiễm trùng răng miệng và viêm loét miệng. Nguyên nhân tiểu đường ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng là do khả năng kiểm soát mức đường trong máu bị suy giảm, từ đó gây ra các vấn đề về nướu. 
  • Ngoài ra, người bị tiểu đường có thói quen hút thuốc cũng dễ bị các vấn đề về răng miệng nhiều hơn so với những người bị tiểu đường nhưng không hút thuốc. Đồng thời, khi bị tiểu đường, khả năng chống lại vi khuẩn trong miệng bị suy giảm, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Khô miệng có thể do thuốc điều trị đau thần kinh do tiểu đường gây ra.

Thông thường, người bị tiểu đường thường bỏ qua các dấu hiệu về sức khỏe răng miệng như:

  • Chảy máu khi đánh răng hoặc chải răng.
  • Răng khấp khểnh và hai hàm răng không khớp với nhau.
  • Hơi miệng hôi trong thời gian dài dù đã chải răng và súc miệng kỹ.
  • Tụt nướu, răng bị lung lay

mot so van de ve rang mieng cua nguoi bi benh tieu duong

Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường có được nhổ răng không? 

Theo các chuyên gia nha khoa, trong trường hợp người bị tiểu đường gặp phải các vấn đề về răng miệng như đau nhức răng, răng bị lung lay, việc nhổ bỏ răng có thể là cách duy nhất. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng và thắc mắc về việc nhổ răng khi mắc tiểu đường có sao không, vì lo sợ gặp phải một số các loại biến chứng như vết thương lành lâu và nguy cơ nhiễm trùng cao.

Để quyết định liệu “bị bệnh tiểu đường có nhổ răng hay không” nha sĩ sẽ yêu cầu bạn kiểm tra đường huyết trước khi thực hiện nhổ bỏ răng để theo dõi mức đường huyết duy trì trong khoảng thời gian đó. Nếu mức đường huyết dao động từ khoảng 7 – 10 mmol/l, người bệnh có thể được thực hiện nhổ răng. Tuy nhiên, nếu mức đường huyết cao hơn, thì bạn cần điều trị để giảm mức đường huyết xuống dưới 10 mmol/l rồi mới tiến hành nhổ bỏ răng được.

Ngoài ra, còn một điều quan trọng khi nhổ răng ở người bị tiểu đường là phải được thực hiện tại các cơ sở y tế và phòng khám nha khoa đáng tin cậy. Người bệnh không nên tự mình nhổ răng hoặc đến các phòng khám không uy tín để tránh rủi ro các loại biến chứng nguy hiểm.

nguoi bi benh tieu duong co nho rang duoc khong

Cách chăm sóc và phòng ngừa vấn đề răng miệng ở người bị tiểu đường

Để phòng ngừa các vấn đề về răng miệng ở người bị bệnh tiểu đường, bạn cần tuân thủ và chăm sóc sức khỏe răng miệng của quý khách như sau:

  • Kiểm soát đường huyết: Theo dõi đường huyết đều đặn và cố gắng duy trì mức đường huyết trong mục tiêu được chỉ định bởi bác sĩ. Nếu đường huyết được kiểm soát tốt, nguy cơ gặp vấn đề về răng miệng sẽ giảm đi.
  • Chải răng và vệ sinh miệng: Làm sạch răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối sau khi ăn. Sử dụng bàn chải có lông mềm để chải răng nhẹ nhàng và tránh làm tổn thương nướu. 
  • Sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm xỉa răng: Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn bám trên kẽ răng và viền nướu.
  • Thăm khám nha sĩ định kỳ: Để duy trì sức khỏe răng miệng tốt, hãy thăm khám nha khoa ít nhất 2 lần mỗi năm để kiểm tra tình trạng răng miệng. Báo cho nha sĩ biết về tình trạng tiểu đường của bạn để có hướng dẫn theo dõi và xử lý các vấn đề răng miệng kịp thời. Nếu có các dấu hiệu như chảy máu nướu, sưng đau nướu, khô miệng, lung lay răng thì hãy nhanh tay liên hệ với bác sĩ ngay.
  • Từ bỏ hút thuốc lá: Như đã đề cập trước đó, hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ gặp vấn đề răng miệng ở người bị tiểu đường và có thể gây mất răng nghiêm trọng. Vì vậy, từ bỏ thói quen hút thuốc lá là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh tiểu răng và sức khỏe răng miệng.

cach cham soc rang mieng cho nguoi bi benh tieu duong

Lưu ý rằng việc tuân thủ các biện pháp chăm sóc răng miệng và duy trì đường huyết ổn định sẽ giúp giảm đi nguy cơ gặp vấn đề về răng miệng và duy trì sức khỏe răng miệng tốt hơn cho người bị bệnh tiểu đường.

Vì sao người bị bệnh tiểu đường nên lựa chọn nha khoa Home để nhổ răng 

  • Nha khoa Home sở hữu đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao trên 15 năm kinh nghiệm
  • Nhân viên nha khoa home đảm bảo tư vấn nhiệt tình
  • Hệ thống máy móc hiện đại và trang thiết bị tân tiến hiện đại
  • Quy trình thực hiện đơn giản, nhanh chóng, khách hàng có thể thực hiện đặt lịch hẹn từ trước
  • Chi phí niêm yết giá minh bạch, công khai
  • Bác sĩ tốt nghiệp Thủ khoa tốt nghiệp loại xuất sắc ngành Nha Đại học tổng hợp Hamburg
  • Đạt giải thưởng cá nhân của người Việt tiêu biểu tại CHLB Đức
  • Được đào tạo 12 năm và có nhiều năm công tác tại Đại học tổng hợp Hamburg, bệnh viện UKE Hamburg.
  • Thành viên của Hiệp hội bác sĩ nha khoa ở thành phố Hamburg
  • Đại diện (KOL) của hãng Implant Dentium và TioLogic tại Việt Nam.
  • Đứng lớp giảng dạy phẫu thuật implant cho các bác sĩ tại Hà Nội và Sài Gòn.
  • Thực hiện thành công hàng chục các ngàn ca điều trị implant, phẫu thuật và răng thẩm mỹ.
  • Thực hiện thành công và mang sự hài lòng cho hàng chục nghìn ca điều trị implant, phẫu thuật, răng thẩm mỹ.
  • Tất cả khách hàng đều hài lòng khi sử dụng dịch vụ tại Home Dental
  • Thăm khám trực tiếp bằng tiếng Anh, Đức, Việt
Đánh giá post
bang gia 1

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN CHUYÊN GIA

Vui lòng điền thông tin để nhận tư vấn về răng từ các chuyên gia nha khoa Home.

Trở lại
Đặt lịch khám (Book Appointment)
Chat Zalo
Polling Form (#7) (#8)