fbpx
1top header
1top header

Tư thế ngủ khi niềng răng có ảnh hưởng gì không?

Tư thế ngủ khi niềng răng rất quan trọng trong quá trình điều trị niềng răng giúp việc chỉnh nha diễn ra thuận lợi. Đồng thời, đảm bảo răng di chuyển đúng theo kế hoạch và cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn. Vậy tư thế ngủ có ảnh hưởng gì đến quá trình niềng răng răng không? Để hiểu hơn về vấn đề này thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Tư thế ngủ khi niềng răng có ảnh hưởng gì không? 

Khi bắt đầu quá trình niềng răng, đặc biệt là trong giai đoạn đeo niềng ban đầu, bạn có thể cảm thấy không thoải mái do phải thích nghi với việc sử dụng niềng răng. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đáng kể đến thói quen ngủ của bạn.

Vì vậy, điều chỉnh tư thế ngủ khi niềng răng là một phần quan trọng để đảm bảo giấc ngủ của bạn trở nên thoải mái hơn, ngon giấc hơn, đặc biệt trong khi bạn vẫn đang sử dụng niềng răng. Bên cạnh đó, tư thế ngủ đúng cũng giúp tránh tình trạng va chạm giữa niềng răng và môi hoặc khoang miệng.

Tư thế ngủ khi niềng răng đúng 

Trong những ngày đầu sau khi đeo niềng răng, bạn thường trải qua cảm giác rất khó chịu. Răng, hàm và thậm chí cả khuôn mặt có thể cảm thấy ê buốt, gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và giấc ngủ của bạn. Đặc biệt, đêm đầu tiên sau khi đeo niềng răng thường là thời điểm khó khăn nhất.

Theo lời khuyên của bác sĩ, để giảm đau và khó chịu, tư thế ngủ tốt nhất khi đeo niềng răng là nằm ngửa. Người mới bắt đầu đeo niềng răng thường phải trải qua một số thủ tục như nhổ răng, sử dụng dây chằng hoặc sử dụng các dụng cụ niềng răng, gây đau và khó chịu cho xương hàm. Nếu bạn nằm nghiêng hoặc nằm úp, có thể tạo áp lực lên phần má khi tiếp xúc với gối, gây cảm giác không thoải mái.

Ngược lại, tư thế ngủ nằm ngửa giúp khoang miệng thả lỏng và giảm áp lực giữa hàm răng và má. Nó giúp cơ thể thư giãn hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ.

Một số lưu ý khác liên quan đến giấc ngủ khi niềng răng

Ngoài việc quan tâm đến tư thế ngủ khi đeo niềng răng thì để đảm bảo hiệu quả của quá trình điều trị trong khi ngủ, bạn cần tuân theo một số những quy tắc sau:

Hạn chế nghiến răng khi ngủ

Hành vi nghiến răng trong giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến sự di chuyển của niềng răng. Trước khi bắt đầu điều trị niềng răng, hãy thảo luận với bác sĩ để xác định kế hoạch điều trị phù hợp và lựa chọn loại niềng răng thích hợp. Đồng thời, cố gắng giải quyết vấn đề nghiến răng bằng cách thay đổi tư thế ngủ, quản lý căng thẳng, và điều chỉnh chế độ ăn uống.

Khi đi ngủ đeo khay đúng cách 

Việc đeo khay niềng đúng cách trong giấc ngủ giúp răng di chuyển theo lộ trình điều trị một cách hiệu quả và nhanh chóng. Lưu ý rằng điều này chỉ áp dụng cho trường hợp sử dụng khay niềng trong suốt có thể tháo rời.

Khi đi ngủ nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Duy trì sạch sẽ răng miệng trước và sau khi ngủ giúp ngăn ngừa sâu răng, hình thành cao răng gây hôi miệng và các vấn đề liên quan đến nướu. Điều này, đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ mà không bị gián đoạn. Để đạt hiệu quả tốt hơn, bạn nên sử dụng bàn chải đánh răng thường kết hợp với bàn chải kẽ, chỉ nha khoa hoặc tăm nước, và sử dụng nước súc miệng.

Bài viết về tư thế ngủ có ảnh hưởng gì đến niềng răng đã được nha khoa Home nếu rõ trong bài viết. Hy vọng khi tham khảo bài viết trên bạn có thể hiểu hơn về vấn đề này. 

Đánh giá post
bang gia 1

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN CHUYÊN GIA

Vui lòng điền thông tin để nhận tư vấn về răng từ các chuyên gia nha khoa Home.

Bài viết liên quan

cach su dung khay invisalign 2
Tin tức

Niềng răng Invisalign – những thông tin bạn cần biết

Niềng răng trong suốt là một tiến bộ trong công nghệ thẩm mỹ, đặc biệt là chỉnh nha. Mọi người đã quen với hình ảnh những chiếc mắc cài kim loại thô và nhìn mất thẩm mỹ, được gắn chặt vào răng khiến người niềng răng không thoải mái và mất tự tin khi giao tiếp. Giờ đây, khách hàng có thể sử dụng phương pháp niềng răng t

Những nguy hiểm tiềm ẩn của răng khôn bạn nên biết?

Mọc răng khôn (hay răng số 8) là tình trạng mà hầu hết chúng ta sẽ đều trải qua khi trưởng thành. Đây là loại răng thường mọc vào giai đoạn trưởng thành từ khoảng 17 đến 21 tuổi với tối đa là 4 chiếc, chia đều cho hai hàm trên và dưới. Tuy nhiên, cũng có những người chỉ mọc 2 chiếc, hoặc thậm chí là không mọc chiếc nào

Trở lại
Đặt lịch khám (Book Appointment)
Chat Zalo
Polling Form (#7) (#8)