fbpx
1top header
1top header

Tìm hiểu kích thước trụ Implant

Kích thước của trụ Implant là một yếu tố quan trọng đối ảnh đến kết quả thành công trong quá trình cấy ghép implant. Do đó, việc lựa chọn kích thước trụ implant đòi hỏi sự cân nhắc và hiểu biết. Hãy cùng tìm hiểu thêm về việc lựa chọn kích thước trụ implant với nha khoa home trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu kích thước trụ Implant trên thị trường

Trồng implant là một phương pháp hiện đại và tiên tiến nhất để cải thiện khả năng ăn nhai và thẩm mỹ cho những người mất răng. Trong quá trình này, một yếu tố quan trọng đóng vai trò là trụ implant, chúng là nền tảng để gắn răng giả. Khi chọn trụ implant, người bệnh có nhiều yếu tố cần xem xét, bao gồm kinh phí, thương hiệu và thời gian tích hợp. Ngoài những yếu tố này, kích thước trụ implant cũng rất quan trọng.

Hiện nay, kích thước trụ implant hiện nay khá là đa dạng với đường kính sẽ có thể dao động từ 2 – 6mm cho độ dày đường kính và 8 – 16mm đối với chiều dài implant. Trong phạm vi này, trụ implant thông thường có đường kính từ 3mm đến 6mm và chiều dài từ 8mm đến 16mm. Trụ implant mini thường có đường kính từ 2mm đến 3mm và chiều dài từ 8mm đến 12mm.

Mức độ đa dạng về kích thước trụ implant cho phép người bệnh lựa chọn dựa trên nhu cầu và yêu cầu cụ thể của họ. Mỗi người có cung hàm có kích thước riêng biệt, và mỗi hãng sản xuất cũng tạo ra các lựa chọn về kích thước để phù hợp với thị trường và nhu cầu khách hàng của họ.

Tìm hiểu kích thước trụ Implant
Tìm hiểu kích thước trụ Implant

Xem thêm:

Lựa chọn kích thước trụ Implant phụ thuộc yếu tố nào?

Khi quyết định lựa chọn kích thước của trụ implant cho quá trình cấy ghép, bác sĩ và bệnh nhân không thể đơn thuần chọn theo ý muốn cá nhân mà phải xem xét nhiều yếu tố quan trọng. Dưới đây là những yếu tố quyết định ảnh hưởng đến việc chọn kích thước trụ implant:

  • Vị trí phục hình:

Mỗi vị trí răng trong miệng có kích thước và hình dạng riêng biệt. Kích thước của trụ implant cần phải phù hợp với vị trí và kích thước xương ổ răng, răng cần phục hình. Một trụ implant quá lớn hoặc quá bé có thể ảnh hưởng đến xương hàm, gây sự cố trong việc ổn định trụ implant trong xương hàm.

Cấu trúc mạch máu ở hai hàm trên và dưới có sự khác biệt, vì vậy các chuyên gia có thể lựa chọn kích thước trụ implant khác nhau. Trong nhiều trường hợp, hàm trên có thể sử dụng trụ implant kích thước lớn, trong khi hàm dưới sử dụng trụ implant nhỏ hơn để không ảnh hưởng đến mạch máu và dây thần kinh quan trọng.

  • Tình trạng xương hàm:

Mỗi người có thể có thể thể tích xương và mật độ xương khác nhau, và xương hàm có thể bị hấp thụ sau một thời gian khi người bệnh mất răng. Tình trạng xương hàm cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn kích thước trụ implant.

Trụ implant phải được cấy ghép trực tiếp vào xương, do đó nếu xương hàm không đủ điều kiện, bác sĩ có thể lựa chọn cấy ghép xương hoặc sử dụng các loại implant kích thước nhỏ hơn.

  • Số lượng trụ implant cấy ghép:

Lựa chọn kích thước trụ implant cũng phụ thuộc vào số lượng trụ implant được cấy ghép trong quá trình phục hình. Điều này đặc biệt quan trọng trong các trường hợp cấy ghép implant toàn hàm theo phương pháp All on 4 hoặc All on 6.

Trong kỹ thuật All on 4, thông thường trụ implant sẽ có kích thước tương đối lớn để tăng khả năng chịu lực. Ngược lại, trong kỹ thuật All on 6, trụ implant có kích thước thanh mảnh hơn để phân bố đều lực và nâng đỡ toàn bộ cung hàm.

Lựa chọn kích thước trụ implant là một quá trình phức tạp và cần sự khảo sát kỹ lưỡng từ bác sĩ nha khoa chuyên nghiệp để đảm bảo sự phù hợp cho từng trường hợp cá nhân.

Lưu ý chọn kích thước trụ Implant khi trồng răng Implant

Đối với những người chuẩn bị trồng răng implant để phục hình răng mà chưa biết lựa chọn kích thước trụ implant dựa trên những gì, có thể xem xét các yếu tố sau đây:

  • Vị trí răng phục hình:

Răng trong hàm có vị trí và kích thước đa dạng. Răng hàm lớn, răng hàm nhỏ, răng nanh, răng cửa đều có kích thước khác nhau. Vì vậy, khi phục hình trồng răng implant, cần lựa chọn trụ implant có kích thước phù hợp với từng vị trí và cấu tạo xương ổ răng để đảm bảo ổn định trong xương hàm.

Răng hàm lớn thường đảm nhận vai trò chính trong quá trình ăn nhai, do đó cần sử dụng trụ implant có kích thước lớn để đảm bảo tính ổn định và khả năng chịu lực cao. Ngược lại, vị trí răng cửa, có diện tích xương nhỏ hơn, yêu cầu trụ implant có kích thước tinh tế để đảm bảo tính thẩm mỹ.

  • Phác đồ điều trị:

Phác đồ điều trị sẽ là yếu tố quan trọng khác để xem xét lựa chọn kích thước trụ implant. Bác sĩ sẽ dựa vào các hình ảnh chụp phim và kiểm tra các yếu tố như rộng và sâu của ổ răng, vị trí mạch máu, dây thần kinh, khoang hàm, và điều kiện sức khỏe tổng thể của bệnh nhân để đề xuất phương hướng điều trị phù hợp.

Bác sĩ sẽ không chỉ đề xuất kích thước trụ implant mà còn xem xét kiểu dáng của trụ để phù hợp với vị trí cấy ghép. Nếu bệnh nhân không đủ điều kiện để cấy ghép implant, bác sĩ có thể khuyến nghị các biện pháp khác hoặc sử dụng implant nhỏ hơn.

Tình huống này thường xảy ra ở những người mất răng toàn hàm vào độ tuổi trung niên. Bác sĩ có thể tư vấn và hướng dẫn bệnh nhân về việc cấy ghép xương hoặc sử dụng implant mini để hỗ trợ quá trình trồng răng. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên trồng răng implant Nguyễn Anh Ngọc, Giám đốc chuyên môn của Nha khoa Home.

Hi vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về việc lựa chọn kích thước trụ implant khi trồng răng và quyết định một cách hiệu quả và an toàn.

Xem thêm:

Đánh giá post
bang gia 1

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN CHUYÊN GIA

Vui lòng điền thông tin để nhận tư vấn về răng từ các chuyên gia nha khoa Home.

Trở lại
Đặt lịch khám (Book Appointment)
Chat Zalo
Polling Form (#7) (#8)