fbpx
1top header
1top header

Gợi ý thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với cả thai nhi và bà bầu. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, kết hợp với việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, có thể giảm nguy cơ biến chứng. Dưới đây là một số gợi ý về thực đơn cho bà bầu mắc tiểu đường trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ trong 3 tháng cuối có biểu hiện gì? 

Trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, các mẹ bầu mắc tiểu đường thường gặp những triệu chứng sau đây:

  • Mẹ bầu cảm thấy khát nước và miệng khô mặc dù không vận động nhiều hoặc không ăn đồ cay, mặn.
  • Mệt mỏi là một triệu chứng phổ biến trong thai kỳ, nhưng nếu mắc tiểu đường ở giai đoạn cuối, mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi và uể oải hơn thường xuyên, ngay cả khi đã có đủ thời gian nghỉ ngơi.
  • Tần suất đi tiểu tăng: Đi tiểu nhiều hơn là một vấn đề thường gặp ở mẹ bầu, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng cuối khi thai nhi phát triển và tăng cân nhanh chóng, gây áp lực lên bàng quang. Tuy nhiên, việc đi tiểu nhiều cũng là một dấu hiệu thường gặp ở các mẹ bầu mắc tiểu đường trong 3 tháng cuối.
  • Ngoài những triệu chứng trên, mẹ bầu có thể gặp sự sụt cân không rõ nguyên nhân, mờ mắt, ngứa vùng kín thường xuyên và các biểu hiện khác.

Gợi ý thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

Những biến chứng do tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

Nếu không được điều trị kịp thời, tiểu đường thai kỳ có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng trong sản khoa, ảnh hưởng đến cả mẹ bầu và thai nhi. Dưới đây là một số biến chứng có thể xảy ra khi mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ trong 3 tháng cuối:

Biến chứng cho mẹ bầu:

  • huyết áp tăng, tai biến mạch máu não, nguy cơ tiền sản giật.
  • Nguy cơ sinh non: Tiểu đường gây rối loạn kiểm soát glucose trong máu, làm tăng nguy cơ sinh non thông qua tiền sản giật và tăng huyết áp.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Mẹ bầu mắc tiểu đường có nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu, suy giảm chức năng bài tiết, viêm đại tiểu quản và thậm chí nhiễm trùng thận và sinh non.
  • Mẹ bầu mắc tiểu đường có nguy cơ phải đẻ mổ cao.
  • Nguy cơ bị mắc tiểu đường type 2 sau sinh.
  • Làm ảnh hưởng đến thị lực và hệ thần kinh của mẹ bầu.

Biến chứng cho thai nhi:

  • Thai nhi sẽ có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh.
  • Thai quá to: Lượng đường huyết dư thừa trong cơ thể mẹ có thể vận chuyển vào thai nhi, làm tăng hoạt động chuyển hóa tuyến tụy của thai nhi. Điều này tạo nguy cơ thai quá to hơn bình thường.
  • Nguy cơ sinh non.
  • Thai sinh ra có nguy cơ suy hô hấp, bệnh vàng da sơ sinh và các vấn đề tim mạch.
  • Nguy cơ mắc các rối loạn chuyển hóa trong tương lai sau khi sinh.

Lưu ý rằng đây chỉ là một số biến chứng có thể xảy ra và không phải tất cả các trường hợp mắc tiểu đường thai kỳ đều gặp phải. Việc kiểm soát tiểu đường và theo dõi chặt chẽ trong thai kỳ sẽ giúp hạn chế nguy cơ biến chứng cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Thực đơn dành cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

Nguyên tắc về chế độ dinh dưỡng của bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

Nếu bị tiểu đường thai kỳ trong giai đoạn 3 tháng cuối, mẹ bầu cần tuân thủ chế độ ăn lành mạnh để kiểm soát đường huyết và giảm rủi ro cho cả mẹ bầu và thai nhi. Bên dưới đây là một số lưu ý quan trọng:

  • Hằng ngày, cung cấp 1.800 – 2.500 calo cho cơ thể.
  • Không nên ăn quá no hoặc để cơ thể quá đói. Thay vào đó, chia nhỏ thành 6 bữa ăn trong ngày.
  • Kiểm soát lượng thực phẩm mỗi lần ăn dù thực phẩm đó có lợi đi chăng nữa. Tăng tính đa dạng của thực đơn.
  • Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo, nhiều vitamin và khoáng chất, hạn chế tiêu thụ tinh bột quá nhiều.
  • Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều tinh bột, thực phẩm chế biến sẵn, bánh kẹo và nước ngọt có gas,…

Lưu ý rằng việc tuân thủ chế độ ăn lành mạnh chỉ là một phần trong quá trình quản lý tiểu đường thai kỳ. Mẹ bầu nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế để được tư vấn và theo dõi chặt chẽ.

Gợi ý thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

Gợi ý thực đơn dành cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

Thực đơn bữa sáng:

  • Lựa chọn 1: Bún bò, phở.
  • Lựa chọn 2: Cháo yến mạch, thịt nạc hoặc trứng gà, cải bó xôi.
  • Lựa chọn 3: 1 cái ngô luộc, 1 quả trứng luộc, salad trộn với 1/3 quả bơ.
  • Lựa chọn 4: 2 quả trứng luộc, 2 lát bánh mì nướng ngũ cốc.
  • Lựa chọn 5: Sữa tươi không đường, 1 nửa quả táo và 1 đến 2 lát bánh mì nước ngũ cốc.

Thực đơn bữa trưa:

  • Lựa chọn 1: 1 chén cơm gạo lứt với cá hồi áp chảo và một chút salad trộn.
  • Lựa chọn 2: 1 bát cơm trắng, gà nướng, súp bí đỏ, bông cải xanh luộc.
  • Lựa chọn 3: 1 bát cơm gạo lứt, canh mồng tơi nấu tôm, trứng luộc.
  • Lựa chọn 4: 1 phần cá nướng, 1 của khoai lang nướng hoặc salad trộn.
  • Lựa chọn 5: Thịt bò áp chảo, măng tây luộc hoặc khoai tây nghiền.
  • Lựa chọn 6: 1 bát cơm gạo lứt, ức gà, 1 quả táo hoặc salad trộn.
  • Lựa chọn 7: 1 bát cơm trắng với 150g thịt heo (lưu ý chọn thịt nạc) và 1 phần salad trộn.

Bữa phụ: Mẹ bầu có thể lựa chọn sữa chua ít đường, các loại hạt, dùng bột yến mạch với sữa chua không đường, salad bơ, các loại trái cây ít đường, tạo trộn sữa hạt,…vv

Bữa tối:

  • Lựa chọn 1: Một phần thịt thăn heo nước, 1 lát bánh mì ngũ cốc và một phần salad.
  • Lựa chọn 2: 1 bát cơm trắng, canh rau cải thịt băm, tôm nướng.
  • Lựa chọn 3: 1 bát cơm gạo lứt, canh hẹ và lườn gà áp chảo.
  • Lựa chọn 4: Cháo yến mạch nấu với tôm, 1 bắp ngô, 1 phần salad.
  • Lựa chọn 5: Bún gạo lứt, salad thịt nạc.
  • Lựa chọn 6: 1 bát cơm gạo lứt, 1 phần cá hồi nướng.
  • Lựa chọn 7: 1 bát cơm gạo lứt, thịt bò thăn áp chảo, măng tây luộc.

Ngoài chế độ dinh dưỡng ra thì mẹ bầu cũng cần nghỉ ngơi đầy đủ và tập luyện nhẹ nhàng, đồng thời tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn có thể xem thêm một số dịch vụ khác tại nha khoa Home như:

Đánh giá post
bang gia 1

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN CHUYÊN GIA

Vui lòng điền thông tin để nhận tư vấn về răng từ các chuyên gia nha khoa Home.

Trở lại
Đặt lịch khám (Book Appointment)
Chat Zalo
Polling Form (#7) (#8)